当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

5 quan niệm sai lầm về bệnh ung thư làm sức khỏe bệnh nhân suy giảm nhanh_lịch bống đá hôm nay

Mắc bệnh ung thư đồng nghĩa nhận án tử hình

Bác sĩ nội trú Võ Quốc Hoàn - Khoa Ngoại Tổng hợp,ệmsailầmvềbệnhungthưlàmsứckhỏebệnhnhânsuygiảlịch bống đá hôm nay Bệnh viện Ung bướu Hà Nội - cho biết "mắc ung thư đồng nghĩa tử vong” là quan niệm sai lầm ở xã hội hiện đại. Bởi nhiều loại ung thư có tiên lượng sống tốt.

Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện trên 200 loại ung thư ở người. Mỗi loại có cơ chế bệnh và tiên lượng sống khác nhau. Trong đó, một số loại ung thư độ ác tính thấp, thời gian tiến triển chậm và hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Ví dụ, ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến vú, ung thư tiền liệt tuyến… Cũng theo bác sĩ Hoàn, phần lớn các bệnh ung thư được khống chế ở giai đoạn sớm.

Một ca phẫu thuật bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Ảnh: Đoàn Bổng

Bệnh ung thư thường được xếp thành 4 giai đoạn từ giai đoạn I, II, III, IV, phụ thuộc vào mức độ xâm lấn và di căn của bệnh. Giai đoạn bệnh là yếu tố quan trọng quyết định đến phác đồ điều trị và tiên lượng. Ví dụ: tỷ lệ sống thêm 5 năm của ung thư dạ dày giai đoạn I: 88-94%, giai đoạn II: 68-82%. Tuy nhiên, khi bệnh di căn đến cơ quan khác (giai đoạn IV), tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ đạt khoảng 5%.

Kể cả giai đoạn muộn, việc điều trị mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Do y học hiện đại vẫn chưa thể kiểm soát được ung thư ở giai đoạn di căn. Vì vậy, mục tiêu điều trị là kéo dài thời gian sống, giảm đau, giảm các triệu chứng do khối u gây nên để đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân.

Do đó, thay vì tuyệt vọng, bệnh nhân ung thư cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cặn kẽ về bệnh, giai đoạn bệnh, các biện pháp điều trị và tiên lượng bệnh. 

Ung thư không nên 'đụng dao kéo’

Nhiều người quan niệm bệnh nhân không nên phẫu thuật vì sẽ khiến tế bào ung thư lan nhanh. TS.BS Ngô Vi Hải, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khẳng định hiện nay, nhờ sự phát triển của y học, phẫu thuật là phương pháp triệt để nhất cho phép lấy toàn bộ khối lượng tế bào ung thư lớn nhất và nhanh nhất, cùng một lúc. 

Nếu ở trong giai đoạn còn khu trú đây là phương pháp tối ưu. Vì vậy, khi có chỉ định mổ nghĩa là bác sĩ đã cân nhắc và xác định giai đoạn này, việc phẫu thuật còn có ích. 

Do đó, chúng ta không nên sợ một cách vô lý là "đụng dao kéo" ung thư phát triển nhanh. Điều đó là không đúng với những trường hợp mổ đúng chỉ định.

Bệnh nhân cần hiểu rất rõ ung thư không phải là vô phương cứu chữa mà là bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt. Khi còn ở giai đoạn có thể chỉ định mổ, phẫu thuật là phương pháp tốt nhất cho bệnh nhân ở giai đoạn đó.

Bệnh nhân không được đi viếng đám tang

ThS.BS Hà Hải Nam (Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K) cho biết không có cơ sở khoa học nào cho thấy đi viếng đám tang bệnh ung thư sẽ tái phát. 

Ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Những người phát hiện bệnh muộn, dù đã điều trị nhưng tế bào ung thư vẫn có thể còn tồn tại với số lượng ít trong cơ thể, sau đó phát triển, bệnh tái phát nên mọi người cho rằng hai sự việc có liên quan đến nhau, dù chỉ là trùng hợp.

Không được bồi bổ khi mắc ung thư

Nhiều người cho rằng bệnh nhân ung thư chỉ nên bồi bổ trong giai đoạn điều trị hóa chất, tia xạ, sau đó ăn gạo lứt, muối vừng để không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần. Có người không ăn thịt đỏ, chất đạm, uống sữa, ăn thịt, trứng và chỉ ăn chay... ThS.BS Hà Hải Nam khẳnh định sai lầm này khiến người bệnh suy dinh dưỡng, ảnh hưởng điều trị, tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong.

Chế độ ăn uống cần đầy đủ và cân đối gồm rau, hoa quả, sữa chua. Người bệnh tránh thực phẩm quá giàu đạm, đường, lipid, kiêng đồ cay, nóng, chất kích thích trước, trong và sau quá trình điều trị. 

Sợ dao kéo, hóa trị, chữa ung thư bằng thuốc Nam

TS.BS Nguyễn Quang Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, thông tin rất nhiều bệnh nhân mắc ung thư thường tới bệnh viện ở giai đoạn muộn. Một số người đã tự điều trị thuốc nam tại nhà. Khi bệnh tiến nặng tới viện đã ở giai đoạn 4, bệnh nhân rất hoang mang, nhập viện để điều trị.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân để phát hiện sớm ung thư, cần tiến hành khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Hiện nay, rất nhiều quan điểm điều trị ung thư trong đó có những thông tin không đúng khoa học. 

Tuy nhiên, người bệnh cần tin tưởng và thực hiện theo phác đồ điều trị ung thư của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc nam, hay sử dụng sản phẩm chức năng… là phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng về tác dụng điều trị ung thư. 

Do vậy, khi bệnh nhân cảm thấy có những bất thường nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám sớm, điều trị kịp thời.

Căn bệnh ung thư khiến bé gái 3 tuổi bị thâm tím khắp người

Căn bệnh ung thư khiến bé gái 3 tuổi bị thâm tím khắp người

Người mẹ nghĩ cơ thể con gái 3 tuổi thâm tím do bé bị ngã. Tuy nhiên, khi đi khám, cô nhận chẩn đoán bé bị ung thư.

分享到: