Bảng chi tiêu dài hơn 4 trang của một bà vợ đang được các chị em lan truyền khắp các diễn đàn,ảngchitiêutriệuđồngthángcủavợvàlờinhắnđừnghỏitiềnđiđâuhếtỷ lệ keonhacai hội nhóm. Được biết, bảng chi tiêu này được chị vợ ghi lại rất cụ thể từng món đồ dùng, thực phẩm được mua trong từng ngày của tháng 10 năm nay. Tổng chi tiêu là hơn 20 triệu đồng, trong đó nhiều khoản chi tiêu khá tiết kiệm, không hề hoang phí.
Anh chồng - người đăng bảng chi tiêu này chia sẻ, tháng nào anh cũng đưa hết lương cho vợ nhưng cuối tháng vợ vẫn kêu hết tiền. Chỉ đến khi vợ đưa cho anh bảng chi tiêu này, anh mới ngỡ ngàng là gia đình mình đã chi tiêu nhiều đến thế.
Anh chồng cũng cho biết, nhà anh chỉ ăn uống ở mức bình thường - có thịt cá, cơm canh, trong đó rau là nhà trồng, trứng của gà nhà nuôi. Chưa kể, vợ anh không tốn tiền son phấn, nước hoa, quần áo thời trang, bản thân anh không uống rượu bia.
Lời nhắn nhủ của anh tới các ông chồng “đừng thắc mắc là tiền đi đâu hết nha” đã nhận được nhiều đồng cảm và ủng hộ của các bà vợ.
Thậm chí, nhiều bà vợ khi xem bảng chi tiêu này đã vô cùng tâm đắc vì nó rất sát với mức chi tiêu của gia đình mình. Chị Lan Anh (Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, 20-30 triệu là mức chi tiêu trung bình của một gia đình trẻ, có 1-2 con sống ở thành thị hiện nay, hoàn toàn không phải là một con số quá xa xỉ.
“Chỉ nhẩm tính sơ sơ, tiền học chính, học thêm của 2 đứa trẻ, dù là học trường công cũng phải tới 5-6 triệu/tháng; tiền điện nước, điện thoại, wifi, truyền hình cáp, gas… tiết kiệm nhất cũng 2 triệu/tháng; tiền ăn 3 bữa cả nhà 5-6 triệu đã gồm cả dầu ăn, mắm muối, gạo, hoa quả. Còn lại là tiền vui chơi, giải trí cuối tuần, biếu ông bà, ma chay, cưới hỏi, quần áo, mỹ phẩm…
Tất cả những khoản ấy nếu gói gọn trong 20 triệu đồng/tháng là phải chi tiêu khá cân nhắc, tính toán. Chưa kể, nhiều gia đình cho con học trường tư, ‘nuôi’ thêm một chiếc ô tô, thuốc men cho cha mẹ già đau yếu… thì tổng chi tiêu còn lớn hơn rất nhiều”.
Nhiều chị em cho biết, gia đình mình chi tiêu nhiều gấp đôi hoặc gấp rưỡi mức chi của gia đình này. “Đây mới là bảng chi tiêu thực tế nhất, chứ mấy bảng chi tiêu mà cả tháng có 5-6 triệu đồng thì tôi thấy… ảo lắm. Thực ra, nếu chỉ tính những khoản lớn nhất của gia đình thì đúng là không hề nhiều, ví dụ tiền ăn 5 triệu là khá ổn rồi. Nhưng với gia đình tôi, những khoản tốn kém nhất là tiêu vặt. Mỗi khoản chỉ có vài chục đến vài trăm nghìn nhưng cộng vào lại chiếm một tỷ lệ lớn so với tổng chi mỗi tháng” - chị Hà Thu (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ.
Chị Thu cho biết, để quản lý chi tiêu trong gia đình, chị hay dùng một ứng dụng miễn phí. Ứng dụng sẽ cho mình biết tháng này tiêu hết bao nhiêu, bao nhiêu phần trăm dành cho thực phẩm, bao nhiêu phần trăm dành cho vui chơi, giải trí, bao nhiêu dành cho giáo dục…
Tuy nhiên, về cơ bản, ứng dụng quản lý chi tiêu chỉ giúp chị biết con số thu chi chính xác, chứ không có nhiều hiệu quả trong việc giúp thắt chặt chi tiêu. “Bởi vì khoản nào cũng thấy cần thiết, không thể bỏ được” - bà mẹ hai con cho hay.
Tuy vậy, nhiều người cho rằng 20-30 triệu đồng/tháng là mức chi tiêu của cán bộ viên chức, nhân viên văn phòng sống ở thành thị là chủ yếu. Còn với thu nhập của công nhân hoặc lao động phổ thông, các gia đình thường chi tiêu ở mức thấp hơn - trên dưới 10 triệu đồng/tháng.
“Nói chung là liệu cơm gắp mắm, chứ biết thế nào là ít, là nhiều. Hai vợ chồng công nhân thì lấy đâu ra 2 chục triệu/tháng mà tiêu” - chị Thuỳ Linh bình luận trên một hội nhóm.
Theo kết quả khảo sát đời sống việc làm tiền lương của gần 3.000 người lao động tại Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, An Giang, Bình Dương và TP.HCM được công bố hồi đầu tháng 8 năm nay, thu nhập trung bình của người lao động là 7,88 triệu đồng, trong khi chi tiêu mỗi tháng của gia đình lao động là 11,7 triệu.
Mức chi này tăng 19% so với năm 2022, chủ yếu do giá cả, tiền điện nước tăng cao. Tiền dành cho lương thực, thực phẩm chiếm tới 70% tổng chi tiêu. Chỉ 24,5% lao động khảo sát cho biết thu nhập của họ vừa đủ chi tiêu cho các khoản sinh hoạt, số còn lại thiếu trước hụt sau.
Thu nhập thấp cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc có hay không nên lập gia đình của gần 54% người khảo sát và quyết định có con của 72% công nhân.