Sáng 19/3,ậtTầnsốVôtuyếnđiệnđãthúcđẩyứngdụngcôngnghệhiệnđạitạiViệkeo bóng đá tv tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Luật Tần số Vô tuyến điện (Tần số VTĐ). Luật Tần số VTĐ được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 23/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010.
Kể từ khi có hiệu lực thi hành, Luật Tần số VTĐ đã đánh dấu một cột mốc quan trọng về sự nỗ lực của ngành TT&TT. Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam có luật chuyên ngành trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện.
Luật Tần số VTĐ đã thúc đẩy sự phát triển của ngành thông tin vô tuyến
Theo ông Nguyễn Đức Trung – Cục trưởng Cục Tần số VTĐ (Bộ TT&TT), sau 10 năm triển khai Luật Tần số VTĐ, bộ luật này và các văn bản có liên quan đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu quản lý và phát triển của thông tin vô tuyến, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiên để sử dụng hiệu quả phổ tần số.
Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Luật Tần số Vô tuyến điện. (Ảnh: Trọng Đạt) |
Ngày nay, thủ tục cấp phép tần số đã được đơn giản hoá triệt để. Việc cấp phép điện tử đạt tỷ lệ cao, trung bình mỗi năm đạt khoảng 70%. Hiệu quả của công tác quản lý tần số phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh đã được tăng cường, trong đó phải kể đến vai trò của các cơ quan đầu mối quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Công tác bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia cũng được thực hiện với việc đăng ký thành công tần số và quỹ đạo để phóng vệ tinh Vinasat 2, Redsat, Microdragon và hàng ngàn tần số, trong đó có tần số tại vùng biển Trường Sa.
Công tác quản lý tương thích điện tử, chất lượng phát xạ vô tuyến điện hiện đạt được thành quả ban đầu với hơn 120 quy chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị vô tuyến được ban hành. Hàng chục nghìn trạm gốc thông tin di động đã được kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện.
Ông Nguyễn Đức Trung – Cục trưởng Cục Tần số VTĐ. (Ảnh: Trọng Đạt) |
Phát biểu tại Hội nghị, ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), ghi nhận những phản hồi tích cực cũng như các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và chuyên gia đối với việc hoàn thiện Luật Tần số VTĐ.
Theo Thứ trưởng Phan Tâm, Luật Tần số VTĐ, bao gồm các thông tư, nghị định và quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã tạo nên hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
Trong 10 năm qua, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các hộ sử dụng tần số vô tuyến điện đã phối hợp chặt chẽ và nghiêm túc tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả. Nhờ vậy, các chính sách và mục tiêu lớn mà Đảng và Nhà nước đặt ra khi xây dựng Luật Tần số VTĐ cơ bản được thực hiện tốt.
Luật Tần số VTĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thông tin vô tuyến điện. Bộ luật này còn có vai trò thúc đẩy ứng dụng các công nghệ hiện đại để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tần số, đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ viễn thông. Đồng thời, Luật Tần số VTĐ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
Những điều cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Tần số VTĐ
Việc triển khai Luật Tần số VTĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành được thực hiện nghiêm túc thời gian qua và đạt được những kết quả cơ bản. Song thực tế cho thấy Luật Tần số VTĐ đã phát sinh một số bất cập, bộc lộ nhiều hạn chế và cần được điều chỉnh, sửa đổi trong thời gian tới.
Tỷ trọng nắm giữ băng tần của các nhà mạng tại Việt Nam. (Ảnh: Trọng Đạt) |
Theo đó, phải làm rõ việc áp dụng những phương thức cấp phép trong các loại băng tần, kênh tần số có giá trị thương mại cao theo hướng chỉ đấu giá các băng tần thông tin di động.
Với các băng tần, kênh tần số khác có tính chất thương mại cao, việc cấp phép sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với từng trường hợp cụ thể. Tất cả các đối tượng được cấp phép sử dụng tần số ngoài lệ phí sẽ phải nộp phí thương quyền.
Ngoài ra, Luật Tần số VTĐ bổ sung, sửa đổi phải xử lý được vấn đề bảo vệ cạnh tranh theo hướng đưa ra giới hạn phổ tần tối đa mà một doanh nghiệp có thể sở hữu.
Luật Tần số VTĐ cũng phải làm rõ chế tài đối với các hộ sử dụng tần số vô tuyến điện khi các hộ này không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình. Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy trình, thủ tục đầy đủ khi thu hồi giấy phép để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng.
Ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT. (Ảnh: Trọng Đạt) |
Theo Thứ trưởng Phan Tâm, chúng ta sẽ phải bổ sung những quy định về quản lý và sử dụng tần số vô tuyến điện khi tần số không phù hợp với quy hoạch, quy chuẩn trong trường hợp nghiên cứu phát triển công nghệ mới hoặc nghiên cứu các thiết bị vô tuyến cho xuất khẩu.
Một vấn đề cần lưu ý là xem lại việc cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải, hàng không để giảm bớt thủ tục hành chính, xã hội hóa công tác đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ.
Thứ trưởng Phan Tâm cũng đặt vấn đề về việc quản lý chùm vệ tinh quỹ đạo thấp từ góc độ quản lý tần số. Bên cạnh đó, cần xử lý tốt hơn vấn đề bảo vệ chủ quyền trong cấp phép và sử dụng tần số vô tuyến điện.
Bộ TT&TT sẽ yêu cầu Cục Tần số VTĐ phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong Bộ tiếp thu ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện báo cáo tổng kết thi hành luật và bộ hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tần số VTĐ.
Trọng Đạt
Để nâng cấp trải nghiệm 5G, đáp ứng kỳ vọng khách hàng, tháng trước, các nhà mạng Mỹ đã chi tới 81 tỷ USD cho băng tần trung.