CSTO được thành lập vào năm 1992 với các nước thành viên gồm Nga,ênminhquânsựdoNgadẫnđầucảnhbáocuộcchạyđuavũtranghạtnhânmớbongdaso com dữ liệu Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, và Armenia.
Theo hãng tin RT, tại cuộc họp lần thứ 12 của các Bộ trưởng Hội đồng Bảo an CIS hôm 7/11, Tổng thư ký CSTO Imangali Tasmagambetov đã cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới liên quan tới thông báo của Washington và Berlin về việc vũ khí hạt nhân có thể được triển khai ở Đức sớm nhất là vào năm 2026.
"Quyết định của Mỹ và Đức về việc triển khai vũ khí tầm xa ở Tây Âu tạo ra mối đe dọa nối lại cuộc chạy đua vũ trang tên lửa hạt nhân trên lục địa này, và trên toàn thế giới nói chung", ông Tasmagambetov nói.
Trước đó, hồi tháng 7, Mỹ và Đức đưa ra tuyên bố chung cho biết Washington sẽ bắt đầu "triển khai theo đợt" các tên lửa tầm xa tại Đức vào năm 2026.
Theo Washington, các hệ thống sẽ bao gồm tên lửa SM-6 và Tomahawk có tầm bắn lần lượt là 460km và 2.400km, cùng các vũ khí siêu vượt âm đang được phát triển. Thông báo cũng nhấn mạnh, những vũ khí này có "tầm bắn xa hơn đáng kể so với các hệ thống hỏa lực trên bộ đang có mặt ở châu Âu".
Việc triển khai các hệ thống như trên tại châu Âu từng bị cấm theo Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký kết năm 1987, nhưng Mỹ đã đơn phương rút khỏi hiệp ước này vào năm 2019.
Vào tháng 8, Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo nếu Mỹ thực hiện kế hoạch triển khai tên lửa ở Đức, Nga sẽ coi mình không bị ràng buộc bởi quy định không triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung theo INF. Cũng theo ông, nếu Mỹ đưa tên lửa tới Đức, các công trình chính phủ và quân sự quan trọng của Nga sẽ nằm trong tầm bắn của những vũ khí này với thời gian bay khoảng 10 phút.