您的当前位置:首页 >World Cup >Bác sĩ tuyến xã ‘hòa sóng’ khám chữa bệnh từ xa_ty le so 正文

Bác sĩ tuyến xã ‘hòa sóng’ khám chữa bệnh từ xa_ty le so

时间:2025-01-22 18:18:15 来源:网络整理编辑:World Cup

核心提示

Tin thể thao 24H Bác sĩ tuyến xã ‘hòa sóng’ khám chữa bệnh từ xa_ty le so

Nội dung được nhấn mạnh tại Hội thảo kết quả triển khai chương trình khám chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở sử dụng phần mềm “Bác sĩ của mọi nhà” diễn ra ngày 20/7,ácsĩtuyếnxãhòasóngkhámchữabệnhtừty le so do Bộ Y tế và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức.

Kết nối bác sĩ, người dân chặt chẽ hơn

“Tôi bị tăng huyết áp đã lâu, vậy trước khi uống rượu tôi có phải uống thêm thuốc huyết áp không?”. Nhận được câu hỏi của ông K.P, một người dân trong xã, trên ứng dụng “Bác sĩ cho mọi nhà”, bác sĩ Hồ Hữu Hải, Trưởng trạm Y tế xã Hòa Tiến, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, liền giải đáp: “Bác uống thuốc điều trị tăng huyết áp trước khi uống rượu bia như vậy là chưa phù hợp, làm bệnh nặng thêm và có thể gây tai biến nếu huyết áp tăng caosau uống rượu bia quá nhiều...”.

Nhận được kết quả thông tin chi tiết từ bác sĩ trả lời, thay vì phải đến trạm y tế, ông K.P quyết định dừng kế hoạch tham gia cuộc hẹn “ăn nhậu” tại nhà người quen.  

Ông K.P là một trong gần 1.300 người dân xã Hòa Tiến được tư vấn khám sức khỏe nhờ cài đặt và sử dụng phần mềm này. Đắk Lắk quê ông là một trong 5 tỉnh triển khai giai đoạn 2 ứng dụng “Bác sĩ cho mọi nhà”, một sáng kiến khám chữa bệnh từ xa được Bộ Y tế phối hợp UNDP tại Việt Nam triển khai từ năm 2020.

Một người dân tại Quảng Ngãi được bác sĩ trạm y tế xã kết nối trực tiếp với các bác sĩ tuyến trên cùng tìm ra cách điều trị phù hợp nhất từ ứng dụng Bác sĩ cho mọi nhà.

Đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết ngoài Đắk Lắk, 4 tỉnh còn lại triển khai gồm Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Bình Định và Cà Mau, thực hiện tại 1.403 cơ sở y tế cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. 755.000 tài khoản cho người dân đã được tạo, khoảng 28.000 yêu cầu hẹn khám đã đặt thông qua hệ thống này tính tới tháng 6.

Tại Việt Nam, từ năm 2020, Bộ Y tế đã có chính sách thúc đẩy triển khai khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) trong toàn quốc. Đến nay, hơn 2.000 điểm cầu Telehealth được kết nối từ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên. "Bác sĩ cho mọi nhà" là ứng dụng tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ trạm y tế xã, người dân có thể tiếp cận được các bác sĩ giỏi ở tuyến trên.

Trao đổi với VietNamNet, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho hay ứng dụng này thể hiện rõ vai trò của chuyển đổi số đối với việc thúc đẩy bình đẳng trong việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe, tạo sự kết nối giữa bác sĩ và người dân chặt chẽ hơn. Mọi diễn biến bệnh tật, đơn thuốc, bác sĩ điều trị… của bệnh nhân đều được cập nhật và lưu trữ điện tử, nếu có lịch hẹn tái khám thì phần mềm tự động nhắc nhở. Từ đó, việc chăm sóc sức khỏe không bị gián đoạn.

"Ứng dụng công nghệ vào khám chữa bệnh từ xa cho tuyến y tế cơ sở mở ra cơ hội lớn cho thầy thuốc y tế tuyến xã, huyện trong việc kết nối, nâng cao đào tạo chia sẻ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, thu hẹp khoảng cách giữa bác sĩ tuyến trên và tuyến dưới”, ông Khoa chia sẻ.

Trong bối cảnh người dân kém "mặn mà" với y tế tuyến xã, đại diện Bộ Y tế cũng kỳ vọng đây là một trong những giải pháp nâng cao niềm tin và thu hút người dân đến khám chữa bệnh tại y tế cơ sở, góp phần phân luồng người bệnh tại các tuyến để hạn chế tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến trên.

Kiến nghị hoàn thiện văn bản pháp quy liên quan đến tư vấn, khám chữa bệnh từ xa

Tại hội thảo, một trong những khó khăn được chia sẻ trong triển khai ứng dụng khám chữa bệnh từ xa tại các tỉnh trên đây là cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ. Đơn cử, quy định về thanh toán BHYT cho các dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa còn thiếu nên không có cơ sở pháp lý để chi trả tiền khám cho trạm y tế và tiền công hội chẩn, trực chuyên môn của bác sĩ bệnh viện tuyến trên.

Ngoài ra, quy trình khám, chữa bệnh từ xa khác so với khám trực tiếp, nhân viên y tế phải thao tác trên các thiết bị và phần mềm CNTT nhưng hiện nay vẫn chưa có các chuẩn năng lực chuyên môn và tiêu chuẩn CNTT đối với người hành nghề khám, chữa bệnh từ xa.

Bên cạnh đó, danh mục kỹ thuật được thực hiện tư vấn khám, chữa bệnh từ xa mặc dù đã được các sở y tế xây dựng nhưng chưa có cơ sở pháp lý vì chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn của Bộ Y tế làm căn cứ.

Do đó, kiến nghị hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến tư vấn, khám chữa bệnh từ xa đã được nhiều đơn vị đưa ra.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết trong năm 2023, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi sẽ được ban hành. Ảnh: Nhiên Nguyễn

Liên quan vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết hiện nay Bộ đang xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi và sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định trong năm 2023. Theo đó, nội dung khám, chữa bệnh từ xa (trong Điều 80) sẽ được quy định cụ thể, chi tiết hơn, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế, người hành nghề và đặc biệt là người bệnh được hưởng lợi từ hoạt động này. 

Nhấn mạnh UNDP đặt ưu tiên cao trong việc hỗ trợ lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia của Việt Nam, bao gồm cả chuyển đổi kỹ thuật số về y tế, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, cho biết UNDP đang làm việc với Bộ Y tế, các tỉnh và các đối tác khác tại Việt Nam để huy động thêm các nguồn lực nhằm hỗ trợ mở rộng dự án ra nhiều tỉnh hơn và tiếp tục xây dựng khung pháp lý và chính sách cho chương trình khám, chữa bệnh từ xa.

Bộ trưởng Y tế yêu cầu xin lỗi người dân nếu chậm giải quyết thủ tục hành chính

Bộ trưởng Y tế yêu cầu xin lỗi người dân nếu chậm giải quyết thủ tục hành chính

Bộ trưởng Đào Hồng Lan yêu cầu các cục, vụ liên quan thuộc Bộ Y tế thực hiện nghiêm việc xin lỗi cá nhân, tổ chức khi xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết thủ tục hành chính.