Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi,ạinhàởxãhộigiátriệumvượtmặtnhiềudựánthươngmạtỷ lệ cược bổ sung một số quy định của Dự thảo Luật Nhà ở để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn NƠXH trong giai đoạn 2021 - 2030. Theo đánh giá của HoREA, Dự thảo Luật Nhà ở đã đúng khi bỏ quy định bắt buộc chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô diện tích từ 10ha (hoặc 2ha) trở lên phải dành 20% diện tích đất ở để xây dựng NƠXH trong dự án. Bởi lẽ, theo HoREA không phải dự án nhà ở thương mại nào cũng phù hợp để xây dựng NƠXH trong cùng dự án, nhất là tại các dự án nhà ở cao cấp, dự án nhà ở trung cấp. “Nếu xây dựng NƠXH trong các dự án trên thì chi phí tạo lập quỹ đất rất cao (dù được miễn tiền sử dụng đất) và chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án phân bổ cho diện tích đất NƠXH cũng rất cao dẫn đến giá thành, giá bán NƠXH sẽ rất cao (theo tính toán thì giá bán có thể lên đến trên dưới 40 triệu đồng/m2). Con số này sẽ vượt quá khả năng tài chính của đối tượng thụ hưởng NƠXH và sau này thì người mua NƠXH tại đây còn phải chịu chi phí quản lý, dịch vụ cao hàng tháng do cùng sinh sống trong khu vực nhà ở cao cấp, trung cấp” – Hiệp hội nêu ý kiến. Liên quan đến quỹ đất 20%, Bộ Xây dựng cho biết, Bộ Xây dựng đã được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014 (trong đó có nội dung về quỹ đất phát triển NƠXH nhằm xử lý triệt để những bất cập liên quan đến quỹ đất 20% để phát triển NƠXH trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị), dự kiến trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). “Bộ Xây dựng đã đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung quy định về quỹ đất dành để phát triển NƠXH. Một trong những phương án đưa ra theo hướng bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng. Thay vào đó, bổ sung quy định việc bố trí quỹ đất phát triển NƠXH là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh; Khi lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường, lớp dành cho người khuyết tật, yêu cầu bắt buộc UBND cấp tỉnh căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng thời kỳ phải bố trí quỹ đất dành để phát triển NƠXH” – Bộ Xây dựng thông tin. Giá nhà ở xã hội đang rất cao Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến nay trên cả nước đã hoàn thành 301 dự án NƠXH ở khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn, với tổng diện tích hơn 7.790.000m2. Đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 454.360 căn, với tổng diện tích khoảng 22.718.000m2; trong đó có 245 dự án với quy mô 300.000 căn hộ đang thực hiện thủ tục đầu tư và có 156 dự án với quy mô 156.700 căn hộ đang đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, Bộ cũng thừa nhận, mặc dù việc phát triển NƠXH đã đạt được một số kết quả quan trọng, tuy nhiên việc triển khai chưa đạt mục tiêu đề ra, thiếu nguồn cung dẫn đến nhiều đối tượng còn khó khăn trong việc tiếp cận NƠXH. Thực tế, tại TP.HCM, cả năm 2022, chỉ có 1 dự án NƠXH được hoàn thành và đưa vào sử dụng là dự án Khu nhà ở xã hội Bình Trưng Đông tại TP Thủ Đức. Trước đó, tại phiên trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tháng 11/2022, đại biểu (ĐB) Tô Văn Tám cho biết, mục tiêu về NƠXH là hướng tới người có thu nhập thấp và hướng tới nhà ở giá rẻ nhưng đến nay khó thực hiện khi giá NƠXH đang ở mức rất cao so với thu nhập người lao động, trung bình trên 15 triệu đồng/m2, có nơi 21 - 25 triệu/m2. Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận giá nhà ở xã hội cũng đang ở mức cao. Nguyên nhân là chưa đảm bảo được nguồn cung; quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội cũng còn hạn chế; nguồn vốn chưa được đảm bảo; chính sách ưu đãi, khuyến khích chưa thật sự thu hút và khả thi; khâu tổ chức thực hiện còn nhiều phức tạp… Trao đổi tại cuộc họp báo cuối năm của Bộ Xây dựng mới đây, trả lời câu hỏi về việc Đề án xây dựng 1 triệu căn NƠXH được hoàn thành có giảm được giá thành hay không khi hiện nay giá NƠXH đang có xu hướng tiệm cận với giá nhà ở thương mại, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, giá nhà còn xác định dựa trên quy luật cung cầu. Tuy nhiên với những chính sách ưu đãi, khi giảm bớt các thủ tục, giảm chi phí lãi vay…, giá NƠXH sẽ phù hợp với người lao động. Giá nhà ở Việt Nam cao gấp 20 lần thu nhậpĐánh giá về thị trường bất động sản thời gian qua, HoREA cho biết, thị trường đang rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân (nhà ở giá vừa túi tiền) và nhà ở xã hội. Do “thiếu cung” trong khi tổng “cầu” rất lớn dẫn đến tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua. Biểu hiện qua chỉ số giá nhà ở của nước ta cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở (so với các nước công nghiệp phát triển thì chỉ số giá nhà chỉ cao gấp 6 - 7 lần thu nhập). Với một lao động ở độ tuổi 30 trở xuống có mức thu nhập trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng, trừ khoản sinh hoạt phí ở những đô thị lớn như TP.HCM hay Hà Nội còn dư lại khoảng 6 triệu đồng thì cần ít nhất 20 năm mới tích cóp được 1,5 tỷ đồng; còn với mức thu nhập 20-30 triệu đồng/tháng, muốn mua được một căn hộ 1,5 tỷ đồng phải tích cóp trong 10-15 năm... |