Do đó,ếhoạchtáiđịnhhìnhcạnhtranhMỹlịch thi đấu bóng đá anh những lo ngại về một cuộc xung đột mới giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng. Nhưng như nhà kinh tế học William H. Overholt đã chỉ ra, thế giới giờ đã thay đổi: vũ khí hiện đại đã trở nên nguy hiểm đến mức giành được quyền lực thông qua những cuộc chinh phạt không còn là một lựa chọn duy nhất. Thay vào đó, con đường dẫn đến sự thống trị toàn cầu là kinh tế. Và một nền kinh tế vững mạnh còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng có đủ năng lực.
Thông báo của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tuần trước về một kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 2,3 nghìn tỷ USD là một sự thừa nhận rõ ràng về thực tiễn đã thay đổi này. Mục tiêu đã nêu của kế hoạch chi tiêu sâu rộng nhất nước Mỹ trong ít nhất nửa thế kỷ qua là định hình lại nền kinh tế nước này và đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Và nó chủ yếu thông qua việc xây dựng cầu đường, cao tốc, cơ sở hạ tầng cho phương tiện chạy điện cùng những thứ tương tự, thay vì phát triển tàu chiến, máy bay chiến đấu và tên lửa.
Đó là điều mà theo trang tin Bloomberg, sẽ đưa cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc để giành vị trí lãnh đạo toàn cầu trong thế kỷ 21 sang một bước ngoặt mới. Nó sẽ không có kết cục giống như Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ với Liên Xô, bất luận bao nhiêu tỷ USD trong kế hoạch chi tiêu của Tổng thống Biden có thể sống sót trước một Quốc hội Mỹ đang chia rẽ.
Trung Quốc đang phát triển tàu cao tốc đệm từ với tốc độ tối đa gần 600 km/giờ, trong khi Mỹ vẫn sử dụng tàu Amtrak. Ảnh: Visual China Group |
Như phân tích gần đây của Bloomberg, khi nói đến cơ sở hạ tầng, Mỹ đang dần bị các đối thủ bắt kịp. Trong vòng chưa đầy một thập kỷ, Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới đường sắt cao tốc lớn hơn toàn bộ phần còn lại trên toàn cầu. Nước này còn đang dẫn đầu thế giới về năng lượng xanh, và đang khởi đầu việc xây dựng mạng viễn thông 5G.
Bên cạnh đó, rất nhiều động thái quyết đoán của Trung Quốc trong những năm gần đây, từ việc xây dựng lực lượng hải quân khổng lồ cho đến những cuộc tranh chấp lãnh thổ với hầu hết các nước láng giềng, đều xuất phát từ niềm tin rằng Mỹ và phần còn lại của phương Tây đang suy yếu, và rằng những ngày tươi đẹp nhất của Trung Quốc đang đến rất gần.
Tuy nhiên, nỗ lực lịch sử của Tổng thống Biden có thể làm thay đổi những toan tính của Trung Quốc. Kế hoạch tái thiết cơ sở hạ tầng của tân tổng thống Mỹ, mà một số người hay gọi bằng cái tên Xã hội Vĩ đại 2.0, đang được kỳ vọng sẽ làm trẻ hóa nền kinh tế và đưa nước Mỹ trở lại cuộc đua.
Hiên vẫn chưa có kế hoạch thay thế nào trong trường hợp đường hầm xe lửa cũ kỹ nối liền bang New York và New England bị đóng cửa. Ảnh: Bloomberg |
Trong một thời gian dài, cách thức cạnh tranh với Trung Quốc của Mỹ đang khiến đối thủ vượt lên hơn là bắt kịp tốc độ của mình. Nhiều chính trị gia tại Washington nhận thấy việc đổ lỗi cho Bắc Kinh về các tệ nạn của nước Mỹ còn dễ hơn nhiều so với việc sửa chữa các sân bay xuống cấp, trường học xập xệ và đường cao tốc đầy ổ gà. Nhưng Mỹ càng cố gắng hạ thấp Trung Quốc bao nhiêu, thì Trung Quốc càng nỗ lực bấy nhiêu để đạt được tính “tự chủ” trong lĩnh vực công nghiệp, và bên chuốc lấy thất bại cuối cùng vẫn là Mỹ.
Kế hoạch của Tổng thống Joe Biden, nếu được thực hiện, có thể thúc đẩy Mỹ cạnh tranh hiệu quả hơn với Trung Quốc, từ đó giảm bớt tâm lý e ngại của người dân Mỹ và tình hình căng thẳng giữa hai nước. Triển vọng hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu cũng nhờ đó mà được cải thiện.
Ngoài ra, một nước Mỹ vững mạnh hơn về mặt kinh tế cũng sẽ có khả năng tốt hơn để xây dựng các liên minh quốc tế cần thiết, nhằm đẩy lùi hành vi mang tính khiêu khích của Trung Quốc ở trong và ngoài nước.
Ông Joe Biden, hồi còn làm Thượng nghị sĩ Mỹ, trên một chuyến tàu cao tốc của Acela Express năm 2008. Ảnh: AP |
Cũng theo Bloomberg, 2021 được xem là năm một bước ngoặt đối với Mỹ, khi Goldman Sachs dự báo rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 8%, lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc sau nhiều thập kỷ. Trên thực tế, sự bùng nổ trong năng lực suất của Mỹ vẫn đang đạt đỉnh, nhờ tiến bộ trong những công nghệ mà nước này vẫn đang dẫn đầu như chỉnh sửa gene và trí tuệ nhân tạo. Những tiến bộ này đã góp phần tạo nên những ứng dụng mang tính đột phá, như sản xuất vắc-xin bằng phương pháp mRNA.
Trang tin này nhận định, một tương lai mà trong đó Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa phải là một điều tất yếu. Và dù quan hệ Mỹ-Trung vẫn được ví như “bãi mìn của các vấn đề bùng nổ”, như nhận định của báo Wall Street Journal, thì sự cạnh tranh này chỉ vừa bước vào một giai đoạn mới mang tính quyết định. Và đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, lợi thế đang nghiêng về nước Mỹ.
Việt Anh
Chính sách Đông Nam Á của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden có thành công hay không, được tin vượt ra ngoài khả năng ứng phó Trung Quốc của Washington.