TheđịnhmớinhấtvềviệchọcláixecáchạngBBCmàngườidâncầnbiếlịch thi đấu giải brazilo khoản 8 Điều 4 Thông tư 05/2024 của Bộ GTVT sửa đổi Điều 13 Thông tư 12/2017 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 04/2022) quy định về chương trình đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C như sau: Kiểm tra, xét cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, chứng chỉ đào tạo: Kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết (nội dung bộ câu hỏi gồm các môn học: Pháp luật giao thông đường bộ; cấu tạo và sửa chữa thông thường; nghiệp vụ vận tải; đạo đức, văn hoá giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia và phòng chống cháy nổ, cứu nạn và cứu hộ khi tham gia giao thông) và mô phỏng các tình huống giao thông; Kiểm tra khi kết thúc môn học thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường; Xét cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người học đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017 (sửa đổi tại Thông tư 05/2024). Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo được quy định cụ thể như sau: Tổ chức khóa đào tạo yêu cầu cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các nội dung gồm: Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 12/2017 (sửa đổi tại Thông tư 05/2024), thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ; để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe đảm bảo đạt được mục tiêu: hạng B1 chương trình đào tạo thường xuyên và đối với hạng B2, hạng C là trình độ sơ cấp; Số học viên được quy định trên một xe tập lái: hạng B1, B2 không quá 5 học viên và hạng C không quá 8 học viên. Theo PLO Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!