设为首页 - 加入收藏  
您的当前位置:首页 >La liga >Khám cho bệnh nhân khác giới và những tình huống bi hài_keo nha cai.de 正文

Khám cho bệnh nhân khác giới và những tình huống bi hài_keo nha cai.de

来源:PhongThuyBet编辑:La liga时间:2025-01-23 03:53:47

Mới đây,ámchobệnhnhânkhácgiớivànhữngtìnhhuốngbihàkeo nha cai.de một học viên (là sinh viên thực tập) ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) bị tố sàm sỡ cô gái 16 tuổi khi bệnh nhân này vào chụp X-quang vùng xương chậu và chi dưới do tai nạn. Sự việc đang được công an vào cuộc điều tra, làm rõ. 

Theo dõi thông tin vụ việc, nhiều độc giả gửi về VietNamNet các ý kiến đồng tình với cách làm của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khi mời công an vào cuộc và đề nghị cơ quan chức năng sớm làm rõ sự việc đúng - sai, động cơ của việc livestream (phát trực tiếp) tố cáo của người nhà bệnh nhân và những hành vi sau đó.

Bên cạnh đó, để bệnh nhân được bảo vệ quyền riêng tư không chỉ trong quá trình chụp chiếu, siêu âm mà trong bất kỳ công đoạn nào có tiếp xúc với nhân viên y tế, và để bác sĩ tránh được “nỗi oan Thị Kính”, không ít ý kiến đề xuất các bệnh viện nên có người thứ 3 có mặt tại phòng khám, siêu âm, chụp chiếu.

Theo độc giả H., trừ những trường hợp cố tình, còn nếu nhân viên y tế cảm thấy có thể phát sinh những tình huống hiểu nhầm, rủi ro, gây mâu thuẫn không đáng có đặc biệt khi tiếp xúc với bệnh nhân nữ trẻ tuổi, thì nên có thêm bên thứ 3 chứng kiến, giám sát khách quan. 

Ví dụ nếu siêu âm, chụp chiếu cho nữ bệnh nhân thì nên cho người nhà hoặc một nhân viên y tế khác (người thứ 3 trong buồng) đứng cạnh. Người nhà vừa giúp bệnh nhân tháo đồ kim loại, hoặc kéo quần, kéo áo…, đến khi ổn định xong tư thế chụp cho bệnh nhân sẽ ra ngoài. 

Còn độc giả Q. cho rằng với những việc nhạy cảm, bác sĩ/kỹ thuật viên nên giải thích cho bệnh nhân và người nhà trước khi thực hiện, nếu sợ mất thời gian giải thích nhiều người thì dán tờ quy trình... ngay tại cửa phòng đó.   

Độc giả L.B góp ý các bệnh viện nên có trang phục (áo choàng, quần ống) cho bệnh nhân thay để chụp X-quang, trang bị thêm các tủ đồ có khóa để bệnh nhân khi vào thay đồ được cất tư trang, yên tâm chụp chiếu.

Tình huống bi hài khi bác sĩ nam khám cho nữ bệnh nhân

Thực tế, các bác sĩ trong quá trình có tiếp xúc với bệnh nhân như thực hiện siêu âm, chụp X-quang hay khám lâm sàng, đặc biệt tại các vị trí nhạy cảm, nhiều tình huống có thể phát sinh gây hiểu nhầm. 

Bác sĩ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), chia sẻ câu chuyện khi anh còn là sinh viên y khoa, đi thực tập ở khoa tim mạch. Một đêm trực, bác sĩ chỉ định làm điện tâm đồ cho một nữ bệnh nhân trở nặng, và bác sĩ Phúc (lúc đó là sinh viên) thực hiện. Khi anh gần xong, một người y tá lớn tuổi tiếp tục thực hiện nốt phần còn lại, sau đó chỉ ra sai lầm của nam sinh viên thực tập vừa gặp phải.

“Cô y tá già nói với tôi, rằng đó là một bệnh nhân nữ, khi làm điện tâm đồ bắt buộc phải có y tá đứng cạnh”, vị bác sĩ kể lại. Khi đó anh rất ngạc nhiên, bởi bệnh nhân là người phụ nữ hơn 70 tuổi, diễn biến bệnh trở nặng đột ngột, y tá ai cũng đang quá bận cấp cứu bệnh nhân khác, vậy đâu cần thiết phải có bên thứ ba chứng kiến?

Câu trả lời của cô y tá khiến anh nhớ mãi, rằng khi làm điện tâm đồ, rèm phải được kéo kín, người thực hiện phải cởi hết cúc áo của bệnh nhân. 

“Trong căn phòng chỉ có một nam một nữ, bất kỳ người phụ nữ đó bao nhiêu tuổi, chỉ cần người nhà hoặc ai đó nhìn thấy mà họ nghĩ sai, thì hãy chuẩn bị một khoản tiền bồi thường và đối diện với đủ thứ rắc rối”, bác sĩ Phúc, người có gần 30 năm kinh nghiệm chẩn đoán hình ảnh, chia sẻ.

Không ít bác sĩ từng đau đầu vì bị hiểu nhầm, "vu vạ" trong quá trình khám chữa bệnh cho người khác giới, đặc biệt là các chuyên khoa như nhi, sản phụ khoa, tim mạch hay tâm thần… chỉ vì không có người thứ 3.

Bác sĩ siêu âm cho bệnh nhân khác giới cần có y tá ở cùng phòng. Ảnh: BVCC

Một bác sĩ chia sẻ khi anh khám cho nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đau đầu kéo dài sau tai nạn. Phòng khám chỉ có 2 người, đang khám thì người này la toáng lên “bác sĩ sờ, nắn khắp người tôi”, rồi chạy ra ngoài khiến vị bác sĩ tá hỏa. Thực tế, cô gái bị động kinh nhẹ, rối loạn tâm thần nên những lúc căng thẳng thường la hét. Sau khi động viên, trấn an, cô gái và người nhà đã hiểu vấn đề, hóa giải hiểu nhầm.

Trường hợp khác, bác sĩ nam công tác tại một bệnh viện ở Hà Nội, do y tá trong phòng khám phải ra ngoài, bất đắc dĩ anh phải siêu âm tim cho một nữ bệnh nhân khi chỉ có một mình, vô tình tay anh chạm vào ngực, khiến cô gái phẫn nộ. May mắn cho anh khi một nữ bệnh nhân khác đang chờ khám, chứng kiến minh oan. Sau lần đó, nam bác sĩ luôn yêu cầu có điều dưỡng, y tá ngồi gần, mỗi khi khám cho nữ bệnh nhân. 

Theo lãnh đạo một bệnh viện tuyến Trung ương, từ thời sinh viên y khoa, tất cả đều được dạy việc khám cho bệnh nhân trẻ khác giới nói riêng và bệnh nhân nói chung; những tình huống có thể phát sinh, đồng thời khi ra trường, công tác, các bệnh viện cũng liên tục nhắc nhở nhân viên y tế chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử.

Việc có người chứng kiến trong phòng khám, phòng siêu âm hay những khâu có tiếp xúc cơ thể với bệnh nhân là rất cần thiết.

“Thông thường, bác sĩ trong phòng siêu âm, phòng khám có một trợ lý y khoa (như y tá, điều dưỡng) hỗ trợ bác sĩ ghi bệnh án, kết quả siêu âm, kê đơn thuốc… Hoặc ở phòng thủ thuật, nếu một mình bác sĩ thì không thể loay hoay vừa khám, vừa sát trùng rồi lại cầm vào băng gạc, lấy dụng cụ, rồi tháo găng tay viết bệnh án, kê đơn... Việc có trợ lý y khoa vừa tiết kiệm thời gian, chuẩn hóa quy trình, vừa đóng vai trò là “bên thứ 3”, vị bác sĩ cho hay. 

Theo các bác sĩ, nếu có người thứ 3 (là nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân) sẽ đảm bảo tính khách quan, giám sát, vừa bảo vệ bệnh nhân trước các thầy thuốc chưa làm tròn y đức, vừa bảo vệ thầy thuốc phòng cách tình huống bị vu oan, hoặc các động cơ khác nếu có. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc. Đối với khám sản phụ khoa, khám trĩ hay nội soi trực tràng, khám vú, chụp X-quang tim phổi, siêu âm tim hay điện tâm đồ…, đó là các tình huống khám và làm thủ thuật ở các vùng “nhạy cảm” rất cần nhân viên y tế khác chứng kiến.  

Quỳnh Anh 

Sở Y tế TP.HCM thông tin vụ cô gái 21 tuổi tố bị bác sĩ ung bướu xâm hại

Sở Y tế TP.HCM thông tin vụ cô gái 21 tuổi tố bị bác sĩ ung bướu xâm hại

Sở Y tế TP.HCM cho biết không có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với việc tố cáo hành vi xâm hại tình dục. Do đó, cơ quan này đã chuyển thông tin vụ cô gái 21 tuổi tố bác sĩ xâm hại, đến cơ quan công an.
热门文章

    1.1967s , 6661.875 kb

    Copyright © 2025 Powered by Khám cho bệnh nhân khác giới và những tình huống bi hài_keo nha cai.de,PhongThuyBet  

    sitemap

    Top