Là sinh viên xuất sắc của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc),ừchàngkỹsưhàngkhôngđếngiáoviêndạyVậtlýbảng xếp hạng bóng đá anh hạng nhất năm 2006, Lý Nam tốt nghiệp nhận được cả bằng đại học và thạc sĩ. Sau khi tốt nghiệp, anh gia nhập Trung tâm Kiểm soát Bay Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh và trở thành kỹ sư.
Công việc hàng ngày của anh là điều khiển tàu vũ trụ, tính toán quỹ đạo bay và phụ trách các buổi tập huấn hoặc đào tạo cho kỹ sư trong và ngoài nước. Sau giờ làm việc, anh làm gia sư với hy vọng đào tạo được nhiều nhân tài tham gia vào ngành hàng không vũ trụ của đất nước.
Công việc ổn định và mức lương mơ ước, nhiều người tưởng rằng Lý Nam sẽ gắn bó với ngành đến khi về hưu. Tuy nhiên, một ngày, anh bắt đầu suy nghĩ và tự hỏi điều bản thân mong muốn trong cuộc sống. Cuối cùng, Lý Nam đã tìm ra điều bản thân muốn là trở thành người có sức ảnh hưởng.
Lúc này, anh tính đến việc chuyển sang nghề dạy học. Quyết định từ chức, Lý Nam vấp phải sự ngăn cản của mọi người, đặc biệt là cấp trên. Khi từ bỏ vị trí kỹ sư, anh cho biết: "Mục đích tôi rời đi là để bồi dưỡng thêm nhiều tài năng trong ngành hàng không vũ trụ. Bởi nền tảng của ngành này là kiến thức Vật lý".
Gia nhập ngành giáo dục, anh coi trọng việc nuôi dưỡng niềm đam mê môn Vật lý của học sinh. Theo quan điểm bản thân, thầy Nam cho rằng, để trở thành giáo viên giỏi trước hết phải giúp học sinh thích môn học. "Đây là cách giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Tôi hy vọng mỗi lần mở sách Vật lý, học sinh sẽ tự tin nâng cao thành tích bản thân", thầy giáo cho hay.
Chuyển sang lĩnh vực dạy học, thầy Nam được nhiều đồng nghiệp trong ngành thừa nhận năng lực và đánh giá cao. Học sinh tham gia lớp học của thầy đều cảm thấy hứng thú. Điểm mạnh của thầy Nam trong quá trình dạy là khả năng tích hợp các môn.
Ngoài ra, thầy cũng thường sáng tạo công thức thành thơ có vần để giúp học sinh ghi nhớ. Thầy còn sử dụng các phương pháp Toán học để giải thích một số hiện tượng Vật lý. Mỗi buổi dạy, học sinh đều cảm nhận được những điều mới thầy Nam mang đến.
Thầy luôn điều chỉnh chiến lược giảng dạy và tiến độ theo khu vực hoặc thay đổi nền tảng học. Thầy tự tin nói: "Mỗi lớp đều được giảng dạy theo cách riêng. Tôi đảm bảo 80% học sinh sẽ đạt kết quả tốt".
Nhiều học sinh cảm nhận, sự xuất hiện của thầy Nam khiến môn Vật lý bớt nhàm chán. Khi học Vật lý thầy Nam dạy, ngoài học được kiến thức học sinh còn làm chủ tư duy và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt.
Đằng sau thành công của mỗi bài giảng, thầy Nam phải làm việc hơn 15 tiếng/ngày. Thầy sẽ bắt đầu công việc chuẩn bị giáo án, nghiên cứu, thảo luận từ 8h và dạy online lúc 22h. Sau giờ dạy, thầy sẽ giải đáp thắc mắc của học sinh. Để nhận được sự tin tưởng của học sinh, thầy Nam đánh đổi cả thời gian và công sức.
Mong muốn gắn bó với nghề, thầy Nam khẳng định sẽ mở rộng đối tượng dạy để giúp nhiều học sinh nắm vững phương pháp học Vật lý và tư duy. Thầy cam kết sẽ phát huy tối đa lợi thế bản thân.
Khi hỏi về quyết định của bản thân, thầy cho biết, chưa bao giờ hối hận về sự lựa chọn này. Thầy Nam cho hay, giảng dạy là con đường duy nhất giúp bản thân khẳng định được vị trí trong xã hội.
Bỏ biên chế, thầy giáo trẻ chuyển nghề xăm hình nghệ thuậtMức lương giáo viên hơn 3 triệu đồng mỗi tháng không đủ để trang trải cuộc sống và nuôi bố mẹ, anh Nguyễn Quang Tuệ đã quyết định xin ra khỏi ngành để làm thợ xăm sau 9 năm gắn bó với nghề “gõ đầu trẻ”.
(责任编辑:Cúp C2)