‘Khát’ chuyên gia ngành biến đổi khí hậu_bxh vđqg phần lan
作者:Nhà cái uy tín 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-12 02:34:11 评论数:
Theátchuyêngiangànhbiếnđổikhíhậbxh vđqg phần lano GS.Nobuo Mimura, chuyên gia hàng đầu Nhật Bản về biến đổi khí hậu, cần nhanh chóng tìm giải pháp về nhân lực để đáp ứng với yêu cầu đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Kinh nghiệm từ Nhật Bản
Nhật Bản, quốc gia vừa qua liên tiếp phải đối diện với những thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất trong lịch sử, là một trong những minh chứng rõ nét của ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Theo một thống kê, trong nhiều năm qua, lượng bão đổ bộ vào Nhật Bản có xu hướng gia tăng, với trung bình 4 cơn bão lớn mỗi năm, kể từ năm 2014.
GS.Nobuo Mimura trong bài giảng đặc biệt với sinh viên Trường Đại học Việt Nhật (ĐHQGHN) về khoa học bền vững và biến đối khí hậu |
Nhật Bản - một trong những quốc gia luôn thực hiện nghiêm kỷ luật cho các bảo vệ môi trường nhưng vẫn không nằm ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã mang tính toàn cầu, rõ rệt hơn và cấp bách hơn bao giờ hết.
Theo chia sẻ của GS. Nobuo Mimura, chuyên gia hàng đầu Nhật Bản về biến đổi khí hậu, Giám đốc Đại học Ibaraki, cách đây gần 10 năm, ông đã nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại Nhật Bản. Thời điểm đó, trong các nghiên cứu của GS. Mimura đã chỉ ra những thay đổi rõ rệt thể hiện tính nghiêm trọng từ tác động của biến đổi khí hậu như các ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nông nghiệp,… Cụ thể hơn như tác động của hiệu ứng nhà kính gây nên mất cân bằng sinh thái, nhiều khu vực của núi Phú Sĩ trước đó vốn được bao phủ bởi tuyết trắng thì trong tương lai sẽ không còn như vậy nữa, nước biển nóng lên 1 độ C ảnh hưởng đến các sinh vật biển (1 độ C nóng lên các sinh vật biển tương đương với 3-5 độ C nóng lên đối với con người),…
GS.Nobuo Mimura chỉ ra những vấn đề cấp bách với ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu |
Dù ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là rõ rệt và sâu sắc, nhưng với xu hướng già hóa dân số của mình, Nhật Bản lại đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt lớp chuyên gia kế cận để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đại học Ibaraki là ngôi trường có bề dày trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo về biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của những khu vực như Đông Nam Á, với trung tâm là Viện Khoa học thích ứng thay đổi toàn cầu (Institute for Global Change Adaptation Science: ICAS) được thành lập năm 2006. Với mục tiêu tập hợp và đào tạo được những chuyên gia có trình độ trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, GS. Nobuo Mimura đã tới Việt Nam, một nền kinh tế theo đánh giá của giáo sư là phát triển rất nhanh nhưng lại đang phải đối mặt với rất nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo về biến đổi khí hậu giữa Đại học Ibaraki và Trường Đại học Việt Nhật (ĐHQGHN) |
GS. Mimura cho biết: “Chúng tôi mong muốn thực hiện trao đổi giảng viên, chuyên gia Nhật Bản với Việt Nam và chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong đối phó với biến đổi khí hậu tới Việt Nam tạo nên một cộng đồng có tiếng nói và hành động mạnh mẽ vì sự phát triển bền vững của thế giới.”
“Trường Đại học Việt Nhật là một môi trường có tính giao thoa giữa hai văn hóa Việt Nam và Nhật Bản và thường xuyên đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, trao đổi giảng viên, chuyên gia, đặc biệt trong mục tiêu phát triển xã hội bền vững. Với kinh nghiệm của mình, Đại học Ibaraki sẽ tập hợp các giáo sư hàng đầu về biến đổi khí hậu tại Nhật Bản sang giảng dạy tại Việt Nam tại Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN.”- GS. Mimura chia sẻ.
Tính liên ngành và hợp tác quốc tế
Tại Việt Nam, Đại học Ibaraki đã hợp tác với Trường Đại học Việt Nhật (ĐHQGHN) để mở chương trình đào tạo thạc sỹ về biến đổi khí hậu và phát triển (MCCD).
Thảo luận giữa các giáo sư, chuyên gia về biến đổi khí hậu của Đại học Ibaraki với học viên Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN |
Theo đó, MCCD là chương trình đào tạo liên ngành, đa ngành thuộc Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN trang bị cho các bạn học viên từ kiến thức cơ bản cho đến nâng cao về biến đổi khí hậu, phương pháp luận để hiểu được tác động của biến đổi khí hậu, và năng lực để vượt qua khó khăn gây ra bởi biển đổi khí hậu, bằng cách tìm tòi và giải quyết vấn đề với các bài giảng hấp dẫn, với những giờ thực hành bao gồm các hoạt động thực địa, thực tập và nghiên cứu tại Nhật Bản.
Giáo sư Mai Trọng Nhuận, Giám đốc Chương trình MCCD |
Chương trình MCCD bao gồm các khóa học định hướng nghiên cứu để trở thành nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, nhà lãnh đạo - những người có tầm nhìn bao quát và bền vững về vấn đề biến đổi khí hậu, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
GS. Mimura chia sẻ: “Biến đổi khí hậu thay đổi không ngừng về tính chất và tác động đến nền kinh tế xã hội, việc giảng dạy và học tập không thể dập khuôn mà cần có sự tổng hợp đa ngành để trang bị được kiến thức tổng hợp nhất cho học viên, sẵn sàng đáp ứng được những thay đổi mà biến đổi khí hậu mang lại.”
GS. Mai Trọng Nhuận, Nguyên Giám đốc ĐHQGHN, Giám đốc Chương trình MCCD cho biết: “Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt và cực đoan, trong khi nguồn nhân lực để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đang còn thiếu, Chương trình Thạc sỹ Biến đổi khí hậu và Phát triển có mục đích là đào tạo nguồn nhân lực nắm bắt và triển khai các cơ hội công việc có nhu cầu cao và bền vững này. Chúng tôi chào đón các ứng viên từ các ngành khác nhau như khoa học xã hội, khoa học tự nhiên cũng như các ứng viên đến từ cơ quan quản lý tham gia khóa học thạc sỹ về Biến đổi khí hậu và Phát triển tại Trường Đại học Việt Nhật để trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết về ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.”
Doãn Phong