Sau chuẩn hóa thuê bao sẽ phải chuẩn hóa tài khoản ngân hàng
Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho hay, sau khi đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý, các nhà mạng đã xác định có hơn 3,8 triệu thuê bao có thông tin không trùng khớp với cơ sở dữ liệu này. Sau hơn 1 tháng triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao, vẫn còn hơn 1 triệu thuê bao đang bị khóa 2 chiều. Đến ngày 15/5, nếu các thuê bao không thực hiện chuẩn hóa thông tin sẽ bị thu hồi.
Theo ông Nguyễn Thành Phúc, trong tháng 5 và 6, Bộ TT&TT sẽ tổ chức thanh tra diện rộng với sự tham gia của Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước nhằm xử lý nghiêm tình trạng vi phạm thông tin thuê bao trên điện thoại. Bộ TT&TT sẽ đôn đốc kiểm tra việc ngăn chặn, thu hồi các số điện thoại thực hiện cuộc gọi rác. Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để chống các cuộc gọi rác cũng đóng vai trò quan trọng. Để hạn chế cuộc gọi rác, người dân cần có ý thức về việc không cung cấp số điện thoại của mình trên môi trường mạng.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an để xử lý các cuộc gọi lừa đảo, điều tra xử lý các trạm BTS giả. Việc triển khai đồng bộ các biện pháp này sẽ giúp giảm bớt tình trạng cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo hiện nay.
Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây xuất hiện hình thức lừa đảo trực tuyến mới là cuộc gọi video Deepfake. Các đối tượng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để làm những video hoặc hình ảnh giả, sao chép ảnh chân dung tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho hay, ngay từ thời điểm nhận được thông tin phản ánh từ người dân, Cục An toàn thông tin đã cảnh báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về hình thức lừa đảo mới này.
Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, cùng các công ty công nghệ lớn đang chung tay để tìm giải pháp kỹ thuật nhằm xử lý các vụ lừa đảo Deepfake. Ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng là một cuộc chiến trường kỳ. Tuy nhiên, ở góc độ căn cơ, gốc rễ của những vụ lừa đảo trực tuyến phần lớn liên quan đến lừa đảo tài chính.
Theo ông Hưng, để lấy được tiền của nạn nhân, kẻ lừa đảo cần đến các tài khoản chuyển tiền vào. Những đối tượng này sẵn sàng bỏ tiền ra mua các tài khoản ngân hàng không chính chủ với giá rẻ.
“Chúng ta cần ngăn chặn các tài khoản không chính chủ này, đồng bộ thông tin tài khoản ngân hàng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết bài toán căn cơ. Nếu vậy, số lượng các vụ lừa đảo trực tuyến sẽ giảm mạnh”,Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin nói.
Bộ Công an và ngân hàng sẽ xác thực tài khoản ngân hàng
Liên quan đến vấn đề các đối tượng lợi dụng công nghệ để phạm tội trên không gian mạng, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, việc xác thực Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với số điện thoại đã góp phần làm chuyển biến tình hình. Bộ TT&TT đã thực hiện mạnh mẽ và đến ngày 15/4 những thuê bao không xác thực chính chủ đã bị cắt liên lạc 2 chiều. Qua đó đã phát hiện 1,2 triệu thuê bao không xác thực chính chủ và không ít trong số đó tiềm ẩn việc tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
Để ngăn chặn tội phạm trên không gian mạng, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, sắp tới Bộ Công an sẽ bàn với ngân hàng tiến hành xác thực tài khoản thanh toán.
"Như vậy, chúng ta sẽ tiếp cận và hạn chế được vấn đề tội phạm lừa đảo, phạm tội trên không gian mạng, lợi dụng công nghệ cao dưới hình thức SIM điện thoại hay thanh toán tài khoản, thanh toán tiền", Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc nói.
Thông tin về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết, giữa Bộ TT&TT và Bộ Công an đã có cơ chế phối hợp trong việc xác thực các tài khoản trên mạng.
Khi cơ quan điều tra ở địa phương làm văn bản đề nghị xác thực các tài khoản trên mạng có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ có cơ chế phối hợp với Cục An toàn thông tin, Trung tâm Internet Việt Nam, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xem chủ tài khoản đó là ai. Trong đó có trường hợp xác định được, có trường hợp còn gặp khó khăn do một số đối tượng phạm tội sử dụng tin nhắn bằng ứng dụng OTT xuyên biên giới.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết, thời gian tới vấn đề trên sẽ được giải quyết bằng khuôn khổ pháp lý cụ thể khi Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật Viễn thông sửa đổi.
(责任编辑:Thể thao)
Kinh thành Huế, dấu xưa còn lại
Những ý tưởng trang trí tường nhà hay ho và tiết kiệm
Bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc
Choáng dự báo Messi giành Quả bóng vàng 2023
Siêu du thuyền chở hơn 2.600 khách quốc tế tới tham quan Hạ Long
Đề thi chuyên Anh vào lớp 10 trường Chuyên Sư phạm 2021
Video lính Nga ngồi xích đu luyện lái UAV ngăn xuồng không người lái Ukraine
'Đã quá ngày tổ chức đám cưới rồi, sao anh vẫn chưa tỉnh?'
Việt Nam backs UN General Assembly's resolution on Palestine’s UN membership
Lực lượng thân Iran nói lý do tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq và Syria