Cũng theo đại diện của k12school,ácchươngtrìnhhọctrựctuyếnchấtlượngởViệtNamđangbịhàthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá atlas ngày nay, nhờ điều kiện kinh tế phát triển hơn và cũng một phần ảnh hưởng bởi tâm lý ganh đua, nhiều gia đình đầu tư cho con học gia sư, tìm kiếm các thầy cô giỏi để đưa con đi học thêm, thậm chí phải học thêm “chui” (theo quy định cấm dạy và học thêm của Bộ GD). Cách làm này, ngoài việc tốn thời gian, công sức và chi phí của cả cha mẹ và con cái, còn vô hình chung giết chết ý thức và khả năng tự học của con. Các con không còn không gian và thời gian để tự tìm tòi, tự đánh giá khả năng và vá lỗ hổng kiến thức cho mình. “Trong khi học online đã và đang được coi là cuộc cách mạng trong công nghệ giáo dục được đón nhận và đánh giá cao tại các nước tiên tiến thì tại Việt Nam, nó còn bị dè chừng, bị nghi ngờ về chất lượng, bị nỗi lo con trẻ nghiện công nghệ …kéo cho dậm chân tại chỗ”, vị đại diện này nhấn mạnh. Trên cơ sở đó, chương trình Lika của K12school ra đời cũng là một phương thức mà chúng tôi muốn thay đổi ở cách tiếp cận và đánh giá của các bậc phụ huynh và học sinh đối với phương thức học online hiện nay. Cụ thể, về nội dung học tập, chương trình được thiết kế theo đúng tiến độ các tuần học trên lớp. Bài tập được hệ thống từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với lực học của từng học sinh, việc đánh giá mức độ khó của bài tập được điều chỉnh một cách chính xác theo thời gian nhờ sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo). Về công nghệ, việc đưa bài giảng truyền thống thành bài giảng trực tuyến, việc đưa bài tập dưới dạng trắc nghiệm online chưa đủ để gọi là “công nghệ giáo dục”. Do đó, ở chương trình Lika, học sinh vừa tự làm bài, vừa có thể tương tác với giáo viên hoặc phụ huynh để được hỏi đáp. Bên cạnh đó, Lika cung cấp thông tin với độ chính xác cao về thành tích học tập của học sinh thông qua việc cho điểm CoolPoint dựa trên các yếu tố: điểm số hiện tại, số bài tập đã làm, số bài đúng, số bài sai và mức độ khó của bài tập đó. |