Rạng Đông: Hình mẫu từ doanh nghiệp truyền thống trở thành công ty công nghệ số_bet kèo
Sáng 13/4,ạngĐôngHìnhmẫutừdoanhnghiệptruyềnthốngtrởthànhcôngtycôngnghệsốbet kèo đoàn công tác của Bộ TT&TT do Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông. Buổi làm việc nhằm lắng nghe và chia sẻ với Rạng Đông về những kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp.
Khi công ty bóng đèn, phích nước chuyển sang công nghệ
“Chuyển đổi số là yêu cầu mang tính sống còn với chúng tôi”, đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đoàn Kết – Trưởng ban Chuyển đổi số, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
Nhà máy Rạng Đông được hình thành từ năm 1961 với xuất phát điểm là một doanh nghiệp nhà nước, sau đó được cổ phần hóa vào năm 2004. Những năm 2015, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp từng tăng trưởng mạnh. Rạng Đông khi đó trở thành hiện tượng trên các diễn đàn kinh tế trong nước.
Tuy nhiên, ngay sau giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của Rạng Đông bắt đầu chững lại và có dấu hiệu suy giảm. Doanh nghiệp cũng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khi từ 5-6 công ty lúc đầu, thị trường chiếu sáng trong nước sau đó đã có hơn 5.000 công ty cùng khai thác.
Trước thực tế đó, ông Nguyễn Đoàn Kết cho biết, Rạng Đông đã phải thay đổi cách hoạt động, chuyển từ một công ty sản xuất bóng đèn, phích nước truyền thống sang thành một công ty công nghệ để có thể tồn tại và phát triển bứt phá.
Doanh nghiệp này đã nhiều lần chuyển tầng công nghệ, liên tục lập ra các trung tâm nghiên cứu, cùng với đó là hình thành nên một chiến lược chuyển đổi số bài bản. Các sản phẩm của Rạng Đông giờ đây không chỉ là bóng đèn, phích nước mà đã trở thành các sản phẩm IoT phục vụ cho những ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh.
Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai chuyển đổi số, tốc độ tăng trưởng trung bình của Rạng Đông đã nhảy vọt từ 8-10%/năm lên thành 20%/năm, nhanh gấp đôi so với trước. Đây chính là những tiền đề quan trọng để Rạng Đông nghĩ tới các bài toán chuyển đổi số tiếp theo.
Theo một lãnh đạo của Rạng Đông, tinh thần chuyển đổi số giờ đây đã lan tỏa xuống từng người lao động tại các phân xưởng, bởi họ nhận thấy giá trị mà cách làm này mang lại. Trước đây, người lao động phải làm việc một cách thủ công, nhờ có chuyển đổi số, các thao tác được chuyển lên hệ thống, giúp cán bộ quản lý biết đơn hàng hôm nay cần có linh kiện gì, từ đó chuẩn bị sản xuất tốt hơn.
“Việc chuẩn hoá, tự động hoá quy trình cũng giúp người lao động nhàn hơn, đỡ phải làm thêm giờ, có nhiều thời gian hơn với gia đình. Nhiều chị em công nhân có thể về lúc 17h để ăn bữa cơm gia đình. Đây chính là những điều thôi thúc họ tham gia vào việc ứng dụng chuyển đổi số”, vị lãnh đạo này chia sẻ.
Doanh nghiệp Việt cần chung tay chuyển đổi số toàn diện
Sau giai đoạn số hoá riêng lẻ, đồng bộ hoá từng phần, giờ là lúc Rạng Đông hướng đến việc số hóa toàn phần, kết nối dữ liệu giữa các nền tảng, nhưng đây lại là một thách thức lớn. Dữ liệu của Rạng Đông ngày càng lớn, giờ còn là câu chuyện làm thế nào để dữ liệu đó trở thành tài sản, từ đó tạo ra giá trị.
Theo ông Nguyễn Đoàn Thăng, Chủ tịch Rạng Đông, doanh nghiệp này đã thử làm việc với một số đối tác nước ngoài như Siemens, Foxconn nhưng kết quả đều không đạt yêu cầu.
Trước những trăn trở của ông Thăng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, để giải câu chuyện này, cần sự hợp tác giữa Rạng Đông và các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Tuy nhiên, đó phải là quá trình đồng sáng tạo. Các công ty công nghệ Việt có thể làm được, thậm chí rẻ hơn, tốt hơn đối tác nước ngoài. Nhưng để làm được điều đó, Rạng Đông phải cùng tham gia và đóng góp 70% công sức.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel Tào Đức Thắng cho biết, thế mạnh của Rạng Đông là công nghệ chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng. Viettel sẵn sàng đồng hành, mở rộng thị trường cho Rạng Đông, không chỉ ở Việt Nam mà cả các thị trường nước ngoài.
Ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch FPT IS (tập đoàn FPT) đánh giá cao trình độ sản xuất, tự chủ của Rạng Đông và để ngỏ ý định hợp tác trong việc đưa sản phẩm của Rạng Đông tích hợp vào các hệ thống sản phẩm CNTT khác.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch tập đoàn VNPT cho hay, Việt Nam có rất nhiều những doanh nghiệp có truyền thống sản xuất như Rạng Đông, đây chính là những khách hàng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp công nghệ Việt. Vì vậy, VNPT cũng rất muốn có thể đồng hành cùng Rạng Đông.
Muốn thành công phải nghĩ lớn, ra nước ngoài
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Rạng Đông đã có nhiều bước đi mang tính chiến lược khi mời được đội ngũ chuyên gia cao cấp bên ngoài cùng tham gia gia vào quá trình chuyển đổi số. Một tổ chức muốn xuất sắc thì phải được dẫn dắt, tư vấn bởi những người xuất sắc, không quan trọng những người đó ở bên trong hay bên ngoài. Rạng Đông cũng đã hình thành cho mình một lý luận về chuyển đổi số, điều mà rất ít công ty Việt Nam có thể làm được.
"Rạng Đông đã phát triển con đường chuyển đổi số của riêng mình, chuyển đổi nhưng vẫn giữ cái gốc là sản xuất. Công ty vẫn sản xuất thiết bị chiếu sáng, chỉ thay đổi công nghệ chiếu sáng. Rạng Đông cũng đã tìm thấy từ khoá quan trọng nhất của chuyển đổi số, đó là thông minh hóa, tập trung thông minh hóa những gì mình đang có và làm ra sản phẩm, dịch vụ thông minh. Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh lâu dài thì phải dựa trên các công nghệ cốt lõi của mình. Rạng Đông ý thức làm chủ những công nghệ này tức là có ý thức về năng lực cạnh tranh cốt lõi. Sự đồng lòng của người Rạng Đông cũng là thứ keo kết dính bền chặt làm nên thành công của doanh nghiệp" Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, Bộ TT&TT muốn Rạng Đông chuyển đổi số thành công và trở thành điển hình của chuyển đổi số Việt Nam. Tuy nhiên, Rạng Đông phải có tầm nhìn trở thành doanh nghiệp vĩ đại, có quyết tâm và khát vọng lớn, trở thành công ty quốc tế. Đi ra nước ngoài, cạnh trạnh với thế giới, cũng là cách để biến Rạng Đông trở nên xuất sắc.
"Bóng đèn có thể chỉ là thiết bị chiếu sáng, nhưng cũng có thể là thiết bị chăm sóc sức khoẻ, cây trồng, xanh hóa thế giới… Rạng Đông đã luôn ý thức về việc tự lực, tự cường, thiết kế và sản xuất ra sản phẩm Việt Nam. Đó là tinh thần dân tộc và là niềm tự hào Việt Nam. Nhà nước luôn ủng hộ, tạo điều kiện và khích lệ các doanh nghiệp có tinh thần dân tộc. Giờ là lúc Rạng Đông cần đi ra nước ngoài, mang tri thức, công nghệ Việt Nam đi mở cõi, để thế giới biết đến Việt Nam" Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Rạng Đông đã tìm thấy từ khoá quan trọng nhất của CĐS là “thông minh hoá”Rạng Đông đã kiên trì và tìm ra con đường của mình, và đi con đường của mình. Con đường là “đạo”, tìm ra con đường cũng giống tìm ra “đạo” vậy.本文地址:http://game.rgbet01.com/html/639a499115.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。