Giải thích về quyết định chuyển giao các hệ thống M270 MLRS cho Ukraine,ấphệthốngtênlửamớichoKievNgađẩymạnhtậpkíchđôkết quả giải trung quốc Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace ngày 6/6 nói, sự hỗ trợ của London dành cho quốc gia Đông Âu sẽ thay đổi khi quân Nga đổi chiến thuật.
Reuters dẫn tuyên bố của ông Wallace nhấn mạnh: "Những hệ thống phóng đa tên lửa khả năng cao này sẽ cho phép những người bạn Ukraine của chúng tôi bảo vệ mình tốt hơn trước việc lực lượng Nga dùng các loại pháo tầm xa để san phẳng các thành phố".
Nhà chức trách Anh cũng tiết lộ sẽ đào tạo binh lính Ukraine sử dụng các khí tài mới ở nước này. Trước đó, các quân nhân Ukraine cũng được huấn luyện vận hành xe thiết giáp ở xứ sở sương mù.
Quyết định của Anh được thực hiện phối hợp với Mỹ nhằm đáp trả chiến dịch tấn công quân sự của Nga ở nước láng giềng.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Washington sẽ cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa cơ động cao (HIMARS) M142, cũng có tầm bắn tối đa khoảng 80 km. Ông Biden nói thêm, Nhà Trắng đã nhận được sự đảm bảo từ Kiev về việc họ sẽ không được sử dụng HIMARS để tập kích các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, việc phương Tây chuyển giao khí tài cho Kiev "không có gì mới". Song, ông cảnh báo sẽ đáp trả nếu Mỹ và các đồng minh gửi các loại tên lửa tầm xa hơn cho hệ thống HIMARS.
Nga tăng cường tấn công miền đông Ukraine
Các quan chức Ukraine cho biết, quân Nga vẫn tiếp tục tập trung lực lượng bao vây và tấn công vùng Donbass, miền đông nước này.
Theo báo Guardian, cảnh sát Ukraine ngày 5/6 đã cho chia sẻ một đoạn video ghi lại cảnh đổ nát sau khi các lực lượng Moscow pháo kích vào thành phố Lysychansk thuộc Luhansk, một trong 2 tỉnh thuộc Donbass. Đoạn video cho thấy các trụ sở chính quyền, tòa nhà chung cư và đường sá ở địa phương bị phá hủy hoặc hư hại do trúng đạn pháo Nga.
Nhà chức trách nói, tổng hành dinh phân phát đồ cứu trợ nhân đạo ở Lysychansk đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Hơn 40 người cư trú lâu nay bên trong tòa nhà, nhưng hiện không có thông tin về bất kỳ trường hợp thương vong nào trong sự cố.
Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đích thân đến thăm các binh sĩ đang làm nhiệm vụ ở mặt trận miền đông đất nước cũng như tìm hiểu về thực tế chiến sự tại đây.
Động thái diễn ra trong bối cảnh quân Nga đã nối lại các vụ không kích vào thủ đô Kiev của Ukraine lần đầu tiên sau nhiều tuần, vào sáng sớm 5/6. Theo không quân Ukraine, các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Moscow đã nã 5 tên lửa hành trình từ biển Caspi vào Kiev, phá hủy một cơ sở đường sắt được dùng để vận chuyển ngũ cốc ở vùng ngoại ô phía đông Dniprovsky. Lực lượng phòng không địa phương tuyên bố đã bắn hạ thành công một tên lửa Nga.
NATO kích hoạt tập trận chung với Phần Lan và Thụy Điển
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 5/6 đã bắt đầu các cuộc tập trận hải quân BALTOPS kéo dài 2 tuần ở biển Baltic. Sự kiện quy tụ hơn 7.000 lính thủy đánh bộ, thủy thủ và lính không quân đến từ 16 nước, bao gồm cả Phần Lan và Thụy Điển. Bất chấp cảnh báo của Moscow, hai quốc gia Bắc Âu đã nộp đơn xin gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu sau khi Nga mở chiến dịch tấn công quân sự vào Ukraine.
“Điều quan trọng đối với chúng tôi, Mỹ và các nước NATO khác là thể hiện tình đoàn kết với cả Phần Lan và Thụy Điển trong cuộc tập trận này”, Tướng Mỹ Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân bày tỏ.
Các quan chức NATO cũng lưu ý, các cuộc tập trận hải quân BALTOPS được tổ chức thường niên kể từ năm 1972 và năm nay không nhằm đáp trả bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào.
Tuấn Anh