Chị B.T.D (42 tuổi),ơtrầmcảmởngườimấtngủcaogấplầkeof ở Hải Dương, là giáo viên cấp 2, sống nội tâm, cầu toàn, ít chia sẻ. Một năm gần đây, chị ngủ ít dần. Ban đầu chị ngủ được 4-5 tiếng/ngày, rồi tần suất những đêm trằn trọc tăng lên. Vì vẫn sinh hoạt và làm việc được nên chị không đi khám hay uống thuốc.
Ba tháng nay, mỗi ngày hầu như chị chỉ ngủ khoảng 2-3 tiếng, khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu. Chị mệt mỏi nhiều, nhiều lần đứng trên bục giảng chị không giấu được cơn buồn ngủ, đau đầu, khó tập trung vào công việc. Thậm chí, nhiều lần học sinh hỏi bài nhưng chị không chú ý. Khi bị phụ huynh và học sinh phàn nàn nhiều, cô giáo này càng mệt mỏi hơn, dễ nổi cáu. 2 tháng, chị sụt 2 kg.
Chị đi khám ở bệnh viện tuyến dưới, dùng thuốc nhưng không cải thiện. Người phụ nữ này trở nên nhạy cảm hơn, tiếng động nhỏ cũng khiến chị thức giấc rồi trắng đêm đến nỗi không dám ngủ chung giường với chồng vì anh thường xuyên ngáy to.
Đến Viện Sức khỏe tâm thần thuộc Bệnh viện Bạch Mai khám hồi tháng 8, chị D. được chẩn đoán mất ngủ không thực tổn. Sau 1 tháng điều trị, tình trạng bệnh của chị tiến triển tích cực.
Theo các bác sĩ Viện Sức khỏe tâm thần, mất ngủ là dạng phổ biến nhất trong rối loạn giấc ngủ. Bác sĩ Phạm Công Huân, Viện Sức khỏe tâm thần, cho hay trên 50% bệnh nhân đến khám có triệu chứng mất ngủ.
Một nghiên cứu cho thấy gần 1/3 dân số nói chung than phiền về chứng mất ngủ nhưng chỉ 6-15% dân số được chẩn đoán.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Đoàn Thị Huệ, Viện Sức khỏe tâm thần, thông tin những năm gần đây, khoảng 80% bệnh nhân đến khám được phát hiện rối loạn giấc ngủ liên quan tới căng thẳng trong cuộc sống như mất ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ, ác mộng… Trong đó gần 7% trường hợp mất ngủ nặng có trầm cảm, lo âu. Tỷ lệ mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh cao so với người tiền mãn kinh.
Theo bác sĩ Huệ, giấc ngủ giúp bộ não hoạt động bình thường, khi thiếu ngủ, hoặc ngủ kém chất lượng tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng, nổi bật là mệt mỏi, giảm năng lượng, khó chịu và các vấn đề về tập trung.
Mất ngủ có mối liên quan chặt chẽ với trầm cảm, lo âu. "Mất ngủ làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm hoặc lo âu và ngược lại. Người mất ngủ có nguy cơ trầm cảm gấp gần 4 lần so với người không mất ngủ", bác sĩ Huệ cho hay.
Một số dấu hiệu để xác định bệnh nhân mất ngủ:
- Khó bắt đầu giấc ngủ;
- Khó duy trì giấc ngủ, đặc trưng bởi thường xuyên thức giấc hoặc các vấn đề trở lại để ngủ sau khi thức giấc;
- Thức dậy vào buổi sáng sớm và không thể ngủ trở lại;
- Rối loạn giấc ngủ gây ra đau khổ hoặc suy giảm nghiêm trọng về mặt lâm sàng trong xã hội, nghề nghiệp, học hành, cuộc sống...
- Khó ngủ xảy ra ít nhất 3 đêm mỗi tuần và xuất hiện kéo dài ít nhất 3 tháng.
- Khó ngủ xảy ra mặc dù có đủ cơ hội để ngủ.
- Mất ngủ không do tác dụng sinh lý của một chất (như thuốc)...
Mất ngủ liên tục, phụ nữ dễ trầm cảm sau sinhSuốt một tháng chăm con, chị Lan không có một giấc ngủ tròn trịa. Có lúc người chồng phát hiện chị cầm dao định cứa vào tay để giải tỏa cơn mệt mỏi.