Bên cạnh nhà mái Thái thì nhà mái Nhật cũng đang được đông đảo các gia đình Việt Nam lựa chọn làm nơi an cư cho mình. Nhà cấp 4 mái Nhật là một dạng nhà cấp 4 lấy cảm hứng thiết kế từ những ngôi nhà truyền thống của đất nước Nhật Bản. Kiểu mái nhà này thường gồm 2 loại đó là mái ngói dốc và mái ngói bằng bê tông. Do có nguồn gốc từ Nhật nên mái nhà này cũng mang đặc trưng là có độ bằng cao,ẫunhàcấpmáiNhậtđẹphiệnđạivàthịnhhànhnhấlịch epl ít dốc. Nếu có dốc thì chỉ thoai thoải chứ không có độ dốc nhiều như nhà mái Thái. Hai kiểu nhà cấp 4 do kiến trúc sư Phan Hiển thiết kế. Nhà cấp 4 mái Nhật là sự dung hòa giữa sân vườn và quang cảnh, là sự ngọt ngào trong những hàng cây mái lá, không gian nhà đẹp nhẹ nhàng tinh tế trong từng chi tiết, sự tỉ mỉ và cầu kì trong từng thiết kế mái. Kiến trúc sư Phan Hiển cho biết, mái ngói dốc Nhật không những đẹp mà còn độc đáo mới mẻ, là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách nhà mái Thái và mái ngói dốc châu Âu cổ điển. Sự khéo léo kết hợp cả 2 phong cách đã tạo nên một điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà. Nhà mái Nhật rất phù hợp với chiều cao 1 tầng đảm bảo khi cả 2 cùng được tối ưu gần gũi thiên nhiên, cây cỏ. Nhà cấp 4 có mái kiểu Nhật cũng gần giống như mái nhà kiểu Thái. Tuy nhiên, chỉ khác một điểm cơ bản đó là mái Nhật có độ dốc nhẹ hơn, khoảng <40 độ. Chính thiết kế này đã tạo nên một khuôn mái nhà thanh thoát, cân bằng và đồng đều. Cùng với việc dung hòa giữa hai nền kiến trúc phương Đông và phương Tây, kiểu mái nhà này đem đến sự mới lạ, độc đáo, tạo nên điểm nhấn cho tổng thể ngôi nhà. Mái Nhật có thể phù hợp với mọi không gian, quy mô công trình. Đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và tiện nghi cho không gian sống của các gia đình. Thậm chí, kiểu mái Nhật còn được sử dụng cho những không gian nhà vườn, thiết kế xanh mát, gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh những ưu điểm nhưng mái Nhật không thích hợp cho những ngôi nhà có thiết kế cầu kỳ. Số tiền xây dựng nhà mái này cao hơn so với mái tôn hay mái bê tông cốt thép. Nhà cấp 4 mái Nhật chia làm 2 dạng: Nhà mái ngói dốc: Kiểu mái nhà này có nhiều đặc điểm khá giống với nhà mái Thái. Tuy nhiên, độ dốc vẫn nhỏ hơn nhà mái Thái. Kiểu mái này sẽ gồm các mái nhỏ giao với mái lớn xếp chồng lớp lên nhau. Điều này tạo cảm giác lượn sóng vừa bền vừa có tính thẩm mỹ cao. Nhà mái ngói bằng:Đây là một sự phá cách trong việc tạo dựng hình khối mái nhà của người Nhật Bản. Kiểu mái này được đổ rộng và dài ra bốn góc để tránh nắng mưa. Nó không chỉ bền bỉ mà còn mang đến nét đẹp tối giản nên được nhiều gia đình lựa chọn. Nhà cấp 4 phong cách Nhật Bản Màu nâu của hệ mái kiểu Nhật đã làm bật lên được không gian sống đậm chất Nhật Bản của ngôi nhà này. Hệ cửa kính cường lực khung nhôm xingfa kết hợp bộ rèm màu nhạt tạo nên nét đẹp tổng thể vô cùng thanh lịch, dịu dàng. Những ý tưởng thiết kế mới áp dụng công nghệ khoa học, kỹ thuật tối ưu vật liệu và nhân công để tạo nên ngôi nhà đẹp, chắc chắn và tiện nghi với chi phí thấp. Ngôi nhà được thiết kế 3 phòng ngủ, phù hợp cho gia đình đông người. Nhà cấp 4 mái Nhật mặt tiền hiện đại Nhà cấp 4 1 tầng mái Nhật sang trọng Nhà cấp 4 mái Nhật kiểu biệt thự vườn Nhà cấp 4 mái Nhật 1 tầng phong cách tân cổ điển Khi thi công mái Nhật, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề để công trình hoàn hảo hơn. Ảnh: Phan Hiển. Gia chủ cần xác định rõ nhu cầu sử dụng của gia đình mình để tránh những thay đổi trong quá trình xây dựng thực tế sau này. Khi đó, sẽ tránh được hiện tượng thay đổi, phá dỡ, dẫn đến lãng phí khá nhiều chi phí và công sức xây dựng trước đó. Về cơ bản, mái Nhật khi thi công cũng khá đơn giản. Đối với những đội thợ thi công đã có tay nghề thì không có gì là khó khăn. Còn về phía chủ đầu tư, khi lựa chọn xây dựng mẫu nhà mái Nhật cấp 4, bạn cần lưu ý đến việc lựa chọn kết cấu mái như thế nào. Mái Nhật cấp 4 cũng được xây dựng theo 2 dạng: Phương án đổ bê tông mái bằng, rồi lợp hệ thống vì kèo bằng gỗ hoặc bằng sắt hộp. Với độ nghiêng vừa phải, cùng thiết kế mái đổ đều ra 4 hướng, sau đó sẽ được lợp mái ngói lên trên để tạo thành mái nhà. Phương án đổ bê tông mái dốc: Phần mái sẽ được đổ hoàn toàn bằng bê tông theo độ nghiêng của mái Nhật đã tính toán trước đó. Sau khi bê tông mái đã khô thì sẽ dán ngói lên trên để tạo thành mái Nhật hoàn chỉnh. Cả 2 phương án mái này đều có nhiều ưu điểm, cũng như hạn chế trong quá trình thi công. Tuy nhiên, phương án đổ bê tông mái bằng, lợp vì kèo, sau đó lợp ngói được sử dụng phổ biến hơn do tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với phương án còn lại. Quỳnh NgaĐặc điểm nhà mái Nhật
Các mẫu nhà cấp 4 mái Nhật được ưa chuộng
Lưu ý khi thi công nhà cấp 4 mái Nhật