Trang Asean Today đã có bài viết về đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam:
Trong 5 năm tới,ốctếkỳvọngvàođộingũlãnhđạomớicủaViệkeonhacai.com 4 nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam, là những cá nhân được đánh giá hội tụ rất nhiều yếu tố để thúc đẩy Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh, mạnh, bền vững.
Ban lãnh đạo mới của Việt Nam:Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: TTXVN |
Ông Nguyễn Phú Trọng giữ cương vị Tổng Bí thư. Ông là nhà lānh đạo có uy tín quốc tế cao và được nhân dân Việt Nam tín nhiệm, đặt niềm tin sẽ giúp đất nước ngày càng phát triển, trong đó nổi bật là chủ trương, hành động quyết liệt trong công tác chống tham nhũng.
Ông Nguyễn Xuân Phúc giữ vị trí Chủ tịch nước sau một nhiệm kỳ làm Thủ tướng Chính phủ rất thành công, tạo được dấu ấn quốc tế lớn khi dẫn dắt Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu kép, vừa khống chế thành công đại dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế. Đồng thời, trong giai đoạn này, Việt Nam thể hiện xuất sắc trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và được bầu chọn làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu gần như tuyệt đối.
Về việc ông Phạm Minh Chính được bầu làm Thủ tướng, theo giới quan sát, ông Phạm Minh Chính đã rất thành công trong nhiệm kỳ giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2011-2015. Trong giai đoạn này, ông là người tiên phong đề ra định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ nâu sang xanh của tỉnh Quảng Ninh.
Định hướng này được xem là đã mang lại nhiều thành công trong chiến lược phát triển, góp phần giúp tỉnh thay đổi diện mạo nhanh chóng, đặc biệt đã làm giảm mạnh tình trạng ô nhiễm môi trường do khai thác than. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều ấn tượng với tầm nhìn, tinh thần hành động, quyết liệt của ông trong xây dựng chiến lược và thúc đẩy các dự án đầu tư vào Quảng Ninh.
Ông Phạm Minh Chính được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ 12 năm 2016, đảm nhiệm vai trò Trưởng ban Tổ chức TƯ và tiếp tục gặt hái thành công trong nhiệm vụ xây dựngđội ngũ cán bộ chiến lược của Việt Nam. Với kinh nghiệm, thành tựu ở cả cấp độ địa phương và trung ương, ông đã được giao trọng trách là Thủ tướng để tiếp tục thúc đẩy, hiện thực hóa khát vọng đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Chủ tịch Quốc hội, ông Vương Đình Huệ, nhà lãnh đạo trưởng thành từ lĩnh vực tài chính, đã kinh qua nhiều vị trí quan trọng như Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng và gần nhất là Bí thư Thành ủy Hà Nội. Việc ông nhận được phiếu tín nhiệm tuyệt đối cho vị trí Chủ tịch Quốc hội thể hiện sự tin tưởng của các đại biểu quốc hội khóa XIV đối với ông cho vai trò mới này.
Trong những năm qua, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công trong phát triển kinh tế và nâng cao vai trò, vị thế và uy tín quốc tế.
Tuy nhiên, để tiếp tục tạo nên những động lực tăng trưởng mới, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt, tác động của dịch Covid-19… đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam phải có các chính sách mới, đột phá nhằm khai phá tiềm năng, phát huy tối đa ưu thế trong giai đoạn dân số vàng của đất nước gần 100 triệu dân.
Đức Bảo(Theo ASEAN Today)