Quách Văn Cảnh,ạcsĩcôngnghệtuổisởhữucôngtygầntỷđồngsauthángthànhlậtrực tiếp bóng đá hôm nay ngoại hạng anh 25 tuổi, là CEO của Pika - công ty công nghệ phát triển phần mềm chỉnh sửa video bằng AI. Mẹ nữ CEO là cựu sinh viên Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), bố là ông Quách Hoa Cường - CEO Tập đoàn Công nghệ Tín Nhã Đạt (Xinyada Technology) - công ty phần mềm đầu tiên ở Chiết Giang (Trung Quốc) được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước.
25 tuổi sở hữu công ty công nghệ hơn 4.849 tỷ đồng
Sau 6 tháng thành lập, Forbes định giá công ty của nữ CEO khoảng 200-300 triệu USD, tương đương với 1,4-2,2 tỷ NDT (4.849-7.274 tỷ đồng). Pika Labs chuyên phát triển phần mềm tạo video bằng AI. Đến nay, khoảng 500.000 người đã dùng và mỗi tuần có hàng triệu video được tạo ra.
Năm 2015, Quách Văn Cảnh là sinh viên đầu tiên ở Chiết Giang được tuyển thẳng vào ngành Toán của Đại học Harvard. Nữ sinh sở hữu một số thành tích nổi bật ở THPT như: Giải Nhất Olympic Tin học trẻ toàn quốc (phân khu tỉnh Chiết Giang), 2 lần vô địch Olympic Toán quốc tế. Thời điểm đó, Quách Văn Cảnh được truyền thông cả nước chú ý, CCTVđưa tin đây là cô gái thiên tài.
Năm lớp 11, Quách Văn Cảnh được MIT mời tham gia cuộc thi Lập trình Bắc Mỹ. Vượt qua, nhiều sinh viên của Đại học Harvard, Stanford, Carnegie Mellon và các trường danh giá khác, nữ CEO trẻ giành vị trí Á quân.
Khi đang là sinh viên của Harvard, Quách Văn Cảnh từng thực tập tại: Meta AI, Microsoft, Google Brain. Năm 2 đại học, nữ CEO của Pika là nhân viên chính thức trẻ nhất phòng nghiên cứu Meta Platforms và giành được nhiều giải thưởng phát triển phần mềm quốc tế.
Tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân Toán, Quách Văn Cảnh tiếp tục học lên thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính tại Harvard. Lấy được bằng thạc sĩ, nữ CEO nhận nhiều lời mời học tiến sĩ tại Harvard, MIT và Stanford. Cuối cùng, Quách Văn Cảnh dừng chân tại Đại học Stanford chuyên ngành Khoa học máy tính.
Trước khi thành lập công ty Pika, Quách Văn Cảnh cân nhắc làm trong ngành trò chơi vì dễ thương mại hóa. Trong quá trình học tiến sĩ, CEO của Pika đến Epic Games thực tập, để tìm hiểu điểm yếu của ngành công nghiệp trò chơi. Sau đó, Quách Văn Cảnh nhận thấy ngành này phức tạp, việc sản xuất video AI nhiều cơ hội hơn.
Con gái của ông trùm công nghệ Quách Hoa Cường nhận định, hướng kinh doanh hiện tại của Pika có thể thực hiện được trong ít nhất 10 năm tới. Ý tưởng thành lập công ty của Quách Văn Cảnh xuất phát từ việc không giành được giải trong cuộc thi sản xuất video AI.
Năm 2022, Quách Văn Cảnh cùng bạn học tiến sĩ quyết định sử dụng AI tổng hợp sản xuất một bộ phim trong kỳ nghỉ đông để tham gia Liên hoan phim AI đầu tiên của Runway tổ chức. Nữ CEO tự tin giành được giải thưởng, tuy nhiên thực tế các nhóm sinh viên khác đã chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
Cuối cùng, sản phẩm của Quách Văn Cảnh không lọt vào danh sách nhận giải. Chia sẻ với Forbes, Quách Văn Cảnh cho biết: "Chúng tôi gặp khó khăn trong quá trình sản xuất ra bộ phim, mặc dù cả nhóm có chuyên môn cao về công nghệ".
Quá trình chuẩn bị, Quách Văn Cảnh nhận thấy các công cụ AI dùng để sản xuất video rắc rối. Mỗi ngày, nữ CEO dành hàng giờ sử dụng công cụ như Runway và Adobe photoshop, nhưng không đem lại kết quả tốt.
Điều này, giúp Quách Văn Cảnh nhận thấy cơ hội kinh doanh, nghĩ đến việc tạo ra công cụ sản xuất video AI dễ sử dụng. Đến tháng 4/2023, Quách Văn Cảnh cùng Mạnh Thần Lâm rời khỏi Đại học Stanford, thành lập công ty Pika Labs.
Mạnh Thần Lâm là CTO của Pika - chuyên xây dựng chiến lược dài hạn và quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ (Chief technology officer). 3 năm học tiến sĩ, Mạnh Thần Lâm xuất bản 2 tài liệu nghiên cứu, bao gồm: Sự khuếch tán ổn định của AIvà Mô hình tiềm ẩn khuếch tán khử nhiễu(DDIM), hiện đang được sử dụng rộng rãi.
Đồng sáng lập Pika còn có Trần Tư Vũ bạn học cùng Quách Văn Cảnh tại Trường THCS 2 Hàng Châu (Trung Quốc). Trần Tư Vũ từng là thành viên của đội tuyển quốc gia môn Tin, Lý và được tuyển thẳng vào Đại học Bắc Kinh Lớp Thực nghiệm tài năng trẻ về Khoa học máy tính. Người cuối cùng đồng sáng lập Pika là Matan Cohen-Grumi có kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo.
Phần mềm hút hơn 1.333 tỷ đồng tiền đầu tư
Đến nay, Pika hoàn thành 3 vòng gọi vốn với tổng số tiền lên đến 55 triệu USD (1.333 tỷ đồng). Sự phát triển nhanh chóng của Pika thu hút các nhà đầu tư tại Thung lũng Silicon như: CEO Adam D'Angelo của OpenAI, cựu giám đốc Tesla AI - Andrej Karpathy, cựu CEO Nat Friedman của Github, CEO Daniel Gross của CGreplin và nhà đầu tư Elad Gil...
Nói về lý do sáng tạo ra phần mềm Pika, Quách Văn Cảnh cho biết mong muốn tạo ra giao diện mới nhằm cải tiến việc sản xuất video. "Hơn ai hết, tôi hiểu để làm ra video chất lượng cao không dễ dàng".
Phần mềm tạo video bằng AI của Pika hiện có thể sử dụng thông qua nền tảng nhắn tin Discord. Cuối tháng 11, Pika mở rộng trải nghiệm trên web để tiếp cận với nhiều người. Công ty cũng ra mắt tính năng mới cho phép người dùng tùy chỉnh đối tượng trong video. Thời gian này, Pika tập trung tạo ra nội dung anime – phong cách giống hoạt hình Nhật Bản.
Nat Friedman - cựu CEO của GitHub, người đầu tiên rót vốn cho Pika, trả lời Forbescho biết, ấn tượng với phiên bản trải nghiệm vì được phát triển bằng bộ xử lý đồ họa - GPU (dùng xử lý những tính toán phức tạp của AI). Còn CEO Daniel Gross lại cho hay, việc tiếp cận với Andromeda (tổ hợp cụm GPU) giúp đẩy nhanh kế hoạch xây dựng mô hình AI độc quyền dành cho video của Pika.
Tâm sự với CEO Nat Friedman, Quách Văn Cảnh cho biết gặp khó khăn trong việc thiết kế AI tạo sinh cho những video thực, bởi Runway và Stability AI đã xuất hiện từ trước. Ngoài ra, Adobe vừa bổ sung tính năng AI với Creative Suite. Giới thiệu ứng dụng trong giai đoạn đầy thách thức, CEO Pika bất ngờ về sự phát triển thần tốc.
Chia sẻ lý do đầu tư chục USD vào Pika, CEO Nat Friedman tiết lộ tình cờ góp ý cho Quách Văn Cảnh thêm tính năng chèn chữ vào video. Hôm sau, anh nhận được bản trải nghiệm được tích hợp tính năng này: "Tôi khá bất ngờ vì các nhà sáng lập của Pika làm việc chủ động và nhanh chóng. Đây là lý do, tôi đẩy mạnh khoản đầu tư tiếp theo".
CEO Michael Mignano- Giám đốc Lightspeed Venture Partners, người rót vốn vào Pika hồi tháng 9/2023 trò chuyện với Forbes: "Tốc độ là lợi thế lớn của startup, Pika là đội ngũ nhanh nhạy nhất tôi từng làm việc".
Để phát triển phiên bản mới cho mô hình AI, Pika thuê hàng trăm GPU, trong đó có cả Andromeda và số khác từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây. CEO 25 tuổi tiết lộ, Pika đang trong quá trình thử nghiệm. Do đó, hàng ngày công ty vẫn nỗ lực xử lý thuật toán để cải thiện mô hình AI, đồng thời loại bỏ yếu tố vi phạm bản quyền, tránh kiện tụng.
Sắp tới, phần mềm của Pika sẽ ra mắt phiên bản trả phí nhiều tính năng hơn. "Chúng tôi không tạo ra ứng dụng chỉ để sản xuất phim. Thay vào đó, mục tiêu Pika hướng đến là tập trung phát triển sản phẩm dành cho cả những người không thành thạo công nghệ", CEO 25 tuổi của Pika cho hay.
Theo China News, Forbes
'Ôm mộng' bỏ ĐH: Không phải ai cũng thành công như tỷ phú công nghệ Bill GatesCâu chuyện "bỏ học thành tỷ phú" đã góp phần làm gia tăng chủ nghĩa hoài nghi giáo dục, khiến không ít người trẻ nghi ngờ về vai trò của giáo dục chính quy, đặc biệt là giáo dục đại học. Tuy nhiên hành trình của Bill Gates chỉ là ngoại lệ hiếm hoi.(责任编辑:World Cup)