Tại buổi chia sẻ “Đổi mới giảng dạy Toán học ở nhà trường phổ thông theo chương trình môn Toán mới” do Viện Toán học tổ chức chiều ngày 8/5,ĐổimớimônToántrongchươngtrìnhgiáodụcphổthôngmớkq belarus GS Đỗ Đức Thái đã thẳng thắn chỉ ra những điểm còn hạn chế trong chương trình hiện hành và đưa một số điểm đổi mới của môn Toán trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.
“Nội dung hiện tại nặng về bài tập mẹo, lắt léo”
Ông Thái nhận định Chương trình hiện hành do đã ra đời cách đây gần 30 năm nên không còn phù hợp với bối cảnh mới của đất nước. Chương trình hiện hành về cơ bản vẫn chỉ dừng lại ở việc tiếp cận nội dung, tập trung trả lời những câu hỏi như “Chúng ta muốn học sinh biết cái gì?”.
Vì vậy, việc dạy Toán và các môn học khác dường như chỉ chạy theo khối lượng kiến thức để thi cử mà ít chú ý đến cách học, nhu cầu và hứng thú của người học. Bên cạnh đó, Chương trình phần nào còn coi nhẹ việc thực hành và vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.
GS Đỗ Đức Thái, chủ biên chương trình môn Toán trong Chương trình giáo dục phổ thông mới
Lấy ví dụ về nội dung Ước chung và Ước chung lớn nhất trong SGK lớp 6, ông Thái cho biết chỉ trong vòng một tiết 45 phút, giáo viên phải dạy tới 7 nội dung kiến thức như: ôn lại ước của số là gì; thế nào là ước chung; thế nào là ước chung lớn nhất; phân tích các số thành thừa số nguyên tố để tìm ước chung lớn nhất; các tính chất liên quan đến ước chung lớn nhất; hai số nguyên tố cùng nhau; các tính chất chia hết liên quan đến hai số nguyên tố cùng nhau.
Với khối lượng kiến thức như vậy, ông Thái khẳng định “Giáo viên không thể dạy xuể”.
“Nội dung môn học hiện còn nặng nề về yêu cầu giải bài tâp, nhất là các dạng bài tập mẹo rất lắt léo. Những bài tập như thế về cơ bản chỉ phục vụ việc thi cử chứ không giúp hình thành và phát triển năng lực người học”, ông Thái nói.
Ngoài ra, theo ông Thái, trong những năm gần đây việc thi cử đã chi phối nặng nề việc học và dạy trong nhà trường phổ thông. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay và phản ứng của dư luận xã hội về việc con em học hành vất vả mà không biết để làm gì.
Do vậy, để giải quyết tất cả những vấn đề trên, Chương trình mới đã ra đời. Tuy nhiên, ông Thái nhấn mạnh, về mặt kiến thức Chương trình mới không có quá nhiều thay đổi.
“Việc đổi mới được dựa trên nguyên tắc kế thừa những gì tinh túy, bỏ đi những thứ còn hạn chế và thêm vào những điều quan trọng. Thay đổi trong giáo dục cần đảm bảo không được sốt ruột”.
Cụ thể, theo ông Thái, chương trình môn Toán mới sẽ kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành, có sự phân hóa để đáp ứng nhu cầu của học sinh, quán triệt tinh thần "Toán học cho mọi người", ai cũng được học Toán.
Quan điểm xây dựng chương trình dựa trên phương châm 10 chữ: “Tinh giản, thiết thực, hiện đại và khơi nguồn sáng tạo”, tức nội dung chương trình phải tinh giản, thiết thực, phản ánh những giá trị cốt lõi, nền tảng của văn hóa toán học.
Bên cạnh đó, những gì đưa vào chương trình phải hiện đại, đảm bảo học sinh Việt Nam sẽ không thua kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới về học vấn.
Cuối cùng, chương trình phải khơi nguồn sự sáng tạo chứ không phải học rập khuôn, máy móc. Tuy nhiên, ông Thái lưu ý sự sáng tạo của người học không thể đo được qua những bài thi trắc nghiệm.
Học toán để làm gì?
Trả lời câu hỏi này, ông Thái cho rằng học toán trước hết để thông minh hơn, giải quyết được vấn đề thực tiễn, kiếm tiền được và tồn tại được.
Do vậy, trong chương trình Toán mới, sẽ có hai đổi mới cốt lõi đáp ứng mục đích này.
Đổi mới đầu tiên mà các nhà làm SGK cần quan tâm là việc chuyển từ dạy chuyển tải nội dung sang hình thành và phát triển năng lực Toán học cho học sinh.
“Với môn Toán, chúng tôi đặt ra 5 năng lực: tư duy, lập luận Toán học; mô hình hóa Toán học; giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp Toán học; sử dụng các công cụ, phương tiện học Toán. Điều đầu tiên chúng tôi nhấn mạnh vẫn là phát triển năng lực tư duy và lập luận. Đó chính là gốc của việc học Toán”.
Đổi mới thứ hai trong dạy Toán theo chương trình mới là phải làm sao để học sinh vận dụng được Toán học vào thực tiễn. Ông Thái cho rằng đây là điều mà sách giáo khoa hiện hành dường như không có và giáo viên cũng ít khi đề cập tới tới.
Quan trọng nhất là giáo viên phải dạy cho học sinh để các em biết chuyển vấn đề thực tiễn thành Toán học, sau đó sử dụng năng lực Toán học để giải quyết, rồi đem kết quả thu được để quay lại giải quyết vấn đề thực tiễn.
Ông Thái khẳng định nếu làm được như vậy, Việt Nam sẽ không chỉ có những người giỏi chuyên về Toán học để vươn ra thế giới mà còn có thể giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thúy Nga
Những giảng viên sư phạm, giáo viên và cán bộ quản lý phổ thông giỏi đã được tham gia tập huấn với chuyên gia Australia để triển khai mở rộng phục vụ cho chương trình phổ thông mới.
顶: 4943踩: 534
评论专区