Ảnh minh họa. |
Trẻ em là đề tài thường gặp trong những bức ảnh mô tả về cuộc sống và sinh hoạt gia đình. Tuy nhiên,íquyếtchụpảnhtrẻtruc tiếp bong da hom nay để có được tác phẩm sinh động, chân thực về những “người mẫu tí hon” này là điều không hề dễ. Khác với người lớn, trẻ em sống trong những thế giới riêng, làm những điều chúng muốn mà không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.
Sau đây là một số bí quyết:
1. Tạo không khí thoải mái trong khi chụp
Tạo không khí thoải mái, thân thiện với người cần chụp là yếu tố quyết định sự thành bại của đa số ảnh chụp mẫu. Đặc biệt, sự căng thẳng có thể làm cho trẻ em sợ, làm mất chất tự nhiên của ảnh. Bạn nên khéo léo tiếp cận, nói chuyện thậm chí nô đùa với chúng. Hãy chứng tỏ mình là bạn của trẻ chứ không phải một thợ săn ảnh khó tính.
Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường chọn những máy ảnh du lịch (compact) cao cấp có tốc độ chụp liên tiếp tốt thay cho những máy ảnh ống kính rời (DSLR) cồng kềnh nhằm khiến trẻ em tự tin hơn khi đứng trước ống kính. Cũng đừng ngại phải chụp nhiều vì với những khoảnh khắc ngẫu nhiên, trong hàng chục bức ảnh bạn chụp thường chỉ có một vài tấm đạt mà thôi.
2. Để trẻ tự do làm những gì chúng muốn
Không giống như người lớn, trẻ nhỏ là đối tượng rất khó tạo “form”. Bạn đừng gò bó trẻ phải đứng thế nọ, ngẩng mặt thế kia… mà nên để trẻ tự chọn vị trí và tư thế thích hợp. Tốt nhất bạn nên tạo mối quan hệ thân mật với trẻ (và cả bố mẹ của chúng) để dễ dàng đóng góp chỉnh sửa khi cần.
Ảnh minh họa. |
Có thể dễ dàng tạo được một nụ cười tự nhiên cho trẻ nếu trong quá trình chụp bằng cách kể chuyện vui hay đề nghị trẻ kể về gia đình chúng. Những đứa có cá tính mạnh thường khiến bạn đau đầu, nhưng hãy để chúng tự do làm điều gì mình muốn. Một khi tạo được lòng tin của trẻ, bạn sẽ dễ dàng “hành nghề” hơn rất nhiều.
3. Tạo những bức ảnh thể hiện đúng sự ngộ nghĩnh trẻ thơ
Đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất khi chụp là phải mô tả đúng bản chất của đối tượng. Không nên hướng dẫn trẻ làm những động tác như người lớn. Sự căng thằng hoặc giả tạo sẽ ảnh hưởng nhiều đến tác phẩm sau này. Thay vì bắt chúng đứng trầm ngâm với ánh mắt xa xăm, hãy đưa chúng ra vườn hay công viên để thoải mái nô đùa. Bạn hãy tạo khoảng cách đủ gần, luôn sẵn sàng để bắt lại những khoảnh khắc ấy.
Miriam Hsia, chỉ đạo nhiếp ảnh của tạp chí Parenting, cho rằng người chụp sẽ thu được những bức ảnh thật nhất nếu biết cách làm cho trẻ em thoải mái như ở vườn trẻ hay như khi ở cùng bạn bè hoặc bố mẹ. “Bạn đừng mong chụp được những bức ảnh sinh động khi nào muốn. Những giây phút ấy thường rất bất ngờ và nhanh. Do đó luôn cầm máy trên tay và cố gắng chụp càng nhiều càng tốt”. Tuy nhiên, những “khoảnh khắc chết” như khi trẻ ngủ hay khóc cũng tạo được ấn tượng sâu sắc nếu bạn biết cách tận dụng chúng.