Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 4/2019_tie lệ cược

1. Bạn đọc Nguyễn Trường Luyện ở số 2,ồiâmđơnthưBạnđọcđầuthátie lệ cược ngõ 30/18/11, phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội “thay mặt tập thể cư dân thuộc khu dân cư số 13 và 14, phường Bách Khoa” đến Báo VietNamNet trình bày và gửi đơn với hơn 30 chữ ký, đề ngày 3/4/2019. Nội dung: Các Bạn đọc “khiếu nại khẩn cấp” đối với Quyết định số 6211/QĐ-UBND ngày 6/9/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc chấp thuận điều chỉnh dự án đầu tư  xây dựng dải đất nam Đại Cồ Việt. Đơn viện dẫn một số Điều của Luật Đấu thầu, Luật Đất đai 2013, Nghị định 91/2015 NĐ-CP, Luật kinh doanh bất động sản...và cho rằng Quyết định trên “cho chuyển nhượng dự án mà ‘vô tình’ bỏ qua những điều kiện chuyển nhượng dự án như trong Luật đã ghi”. Các Bạn đọc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền công khai trả lời: Bản chất dự án này là dự án nhà ở thương mại hay dự án công trình Quốc gia, công trình phục vụ lợi ích công cộng? Báo VietNamNet có Công văn gửi UBND TP Hà Nội và UBND quận Hai Bà Trưng đề nghị xem xét. 

{keywords}
 Vị trí dự án Nam Đại Cồ Việt của Tập đoàn Tân Hoàng Minh

2. Hơn 40 Bạn đọc là giáo viên dạy hợp đồng bậc Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở tại huyện Đông Anh, Hà Nội đồng ký tên trong đơn đề ngày 26/3/2019. Nội dung: Các BĐ “kêu cứu” về việc tuyển viên chức giáo dục huyện Đông Anh năm 2019”, Theo đó, BĐ này đã công tác tác người ít là 5 năm; người nhiều là hơn 20 năm; nhiều người đã đạt những thành tích cao trong ngành...nay phải thi tuyển viên chức cũng như các cháu sinh viên mới ra trường thì rất thiệt thòi, là cuộc đua không cân sức giữa 2 thế hệ. Các BĐ đề nghị “một cơ chế nhân văn: Xét đặc cách vào viên chức giáo dục”. Trước đó, BĐ là giáo viên hợp đồng ở huyện Sóc Sơn cũng gửi đơn “kêu cứu” có nội dung tương tự! Báo VietNamNet có Công văn gửi UBND TP Hà Nội; Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND các huyên Đông Anh, Sóc Sơn đề nghị xem xét. 

3. Bạn đọc Phạm Văn Chung- Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum- gửi email ngày 9/4/2019  bày tỏ “hoàn toàn đồng ý với ý kiến của các đại biểu Quốc hội chuyên trách góp ý cho dự án Luật giáo dục (sửa đổi) liên quan đến nội dung về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, rằng “không nên ban hành nhiều bộ sách giáo khoa”. BĐ Văn Chung phân tích “như vậy, vừa tốn kém trong việc tổ chức biên soạn, vừa tốn kém cho người học, nhất là không thống nhất với nhau giữa các trường, các địa phương. Chưa kể mỗi người biện soạn viết một kiểu khác nhau, dù có quy định khung, khống chế và phê duyệt của Bộ cũng rất khó kiểm soát, nhất là các môn xã hội”. BĐ đề nghị “cơ quan chức năng chỉ nên ban hành một bộ sách giáo khoa chung trong cả nước. Đối với các sách tham khảo hoặc sách ngoại khóa thì có thể do các nhà trường tự chọn đưa vào giảng dạy phù hợp với thực tế địa phương nhưng cũng nên giới hạn ở phạm vi cấp tỉnh để tránh việc không thống nhất, khó khăn cho học sinh”. 

4. Bạn đọc Lê Minh Hoàng ở Long Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang “là một cựu giáo viên có gần 40 năm trực tiếp giảng dạy, công tác ở trường phổ thông” gửi email ngày 7/4/2019 nêu ý kiến sau vụ nữ sinh trường THCS Phù Ủng, Hưng Yên bị “hành hung tập thể”. Theo BĐ Minh Hoàng, “kỷ luật học đường lâu nay bị coi nhẹ! Tới thời điểm này (4/2019) mà vẫn còn áp dụng Thông tư 08/TT được ban hành cách nay 31 năm (ngày ký 21/3/1988) để xử lý kỷ luật học sinh (!) Đã vậy, nhiều trường lại không xử lý khi có HS vi phạm hoặc có xử lý nhưng không nghiêm minh làm cho HS lờn”. BĐ đề nghị Bộ GD & ĐT khẩn trương ban hành Thông tư mới thay thế. Cân đối, bố trí biên chế (trong giới hạn cho phép) xây dựng đội ngũ Giám thị chuyên nghiệp duy trì kỷ luật học đường, tuần tra, giám sát học sinh trong khuôn viên nhà trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm trật tự, kỷ luật nhất là tụ tập đánh nhau... Đội ngũ này từng hoạt động rất có hiệu lực, hiệu quả nhưng hiện nay không có vị trí trong biên chế nhân sự nhà trường! BĐ cũng đề nghị chấn chỉnh một cách dứt khoát, kiểm soát gắt gao, xử lý triệt để những vi phạm về hoạt động dạy thêm-học thêm nói chung, đặc biệt là dạy thêm và học thêm trong nhà trường. Xin chuyển ý kiến của BĐ- Nhà giáo Lê Minh Hoàng đến cơ quan chức năng đề nghị xem xét. 

{keywords}
Hình ảnh ghi lại nữ sinh bị nhóm bạn lột đồ, hành hung tập thể

5. Bạn đọc Lý Cường, dân tộc Khmer ngụ ấp Khu 2, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng gửi  đơn đề ngày 19/3/2019. Nội dung: Bạn đọc Lý Cường “tố cáo” Phó Chủ tịch và cán bộ Địa chính xã Thạnh Phú “xúm lại hăm dọa, hạch sách, chửi thề và xua đuổi, xô đẩy tôi ra khỏi UBND xã” khi đến khiếu nại lần 2 đề nghị “chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng quốc lộ 1A cho gia đình”. Trước năm 1975, gia đình BĐ Lý Cường có 15 công đất  nằm cặp quốc lộ 1A, ấp Cần Đước, xã Thạnh Phú. Sau đó, một phần đất bị cắt xâm canh cho các hộ B; một phần địa phương đào mương thủy lợi và một phần Nhà nước trưng dụng làm QL1A. Hiện nay BĐ Lý Cường phải “ăn nhờ, ở đậu trên diện tích đất của người bác ruột. Gia đình đã khiếu kiện nhiều năm nhưng không được các cấp có thẩm quyền giải quyết thỏa đáng”. Báo VietNamNet có Công văn gửi UBND huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) và xã Thạnh Phú đề nghị xem xét.

6. Bạn đọc N.L.H đại diện các hộ dân thuộc tổ 19, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội gửi email đơn ngày 6/4/2019 “cảm ơn quý Báo rất nhiềù” về việc: Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 3/2019, Báo VietNamNet đã đăng “kêu cứu” của các BĐ này “chúng tôi đang phải sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng do 2 quán bar tại số nhà 57 phố Cửa Nam và 31-33 Lê Duẩn chơi nhạc sàn với âm thanh lớn, thình thịch như búa bổ vào đầu, hành hạ chúng tôi  từ đêm đến 2 h sáng tất cả các ngày trong tuần. Sự việc này đã kéo dài rất lâu, chúng tôi đã nhiều lần trình báo, thậm chí gọi cảnh sát 113 đề nghị can thiệp, nhưng sự việc vẫn không được ngăn chặn, gây ra bao hậu quả xấu đối với sức khỏe của khu dân cư”. Các BĐ “hy vọng sớm nhận được hồi âm từ chính quyền quận Hoàn Kiếm”. 

7. Bạn đọc Ngô Như Quỳnh trú tại thôn Tân Bình, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nhiều lần gửi đơn, mới nhất đề ngày 1/4/2019. Nội dung: BĐ Như Quỳnh “khiếu nại, kêu cứu khẩn cấp” về việc bị Nguyễn Văn Tuyến trú thôn Tân Thịnh, xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương “dùng đá đánh gây thương tích, đe dọa giết cả nhà tôi” nhưng CA huyện Sơn Dương không khởi tố vụ án hình sự; TAND huyện Sơn Dương kéo dài thời gian, chậm đưa ra xét xử vụ tranh chấp đất đai “Tuyến xây tường trên đất nhà tôi”. Xin chuyển nội dung đơn của BĐ Ngô Như Quỳnh đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền tỉnh Tuyên Quang đề nghị khẩn trương xem xét. 

8. Bạn đọc Phước Thành Nguyễn gửi email ngày 4/4/2019 phản ánh tình trạng xe ngang nhiên chiếm dụng lòng đường, đậu xe sai quy định ở TP Nha Trang, Khánh Hòa. Cụ thể, phía trước nhà số 2, đường Hoàng Diệu, phường Vĩnh Nguyên có  biển cấm dừng xe và đỗ xe nhằm chống ùn tắc giao thông trên đoạn đường này, nhất là vào giờ cao điểm. Song, hàng ngày vẫn còn nhiều xe ô tô phớt lờ biển cấm, đậu xe tại đây gây cản trở giao thông. Ở các tuyến khác như Lê Hồng Phong, chỗ gần nước mắm 584, hay khu đô thị Phước Long...cũng diễn ra tình trạng tương tự, không ít trường hợp đã xảy ra tai nạn chết người vì những nguyên nhân chiếm dụng lòng đường. Xin chuyển phản ánh của BĐ đến cơ quan chức năng TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đề nghị xem xét. 

{keywords}
Ô tô đậu xe ngay nơi có biển cấm dừng xe (Ảnh Báo Khánh Hòa)

9. Bạn đọc Nguyễn Thị Mỹ ở số 24, ngõ Chợ Tre, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh gửi “đơn kêu cứu” đề ngày 28/3/2019. Nội dung: BĐ là nguyên đơn khởi kiện gửi TAND thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) yêu cầu Tòa giải quyết “Hủy HĐ chuyển nhượng quyền sử dụng đất (số công chứng 713/2010/CNQSDĐ) giữa vợ chồng tôi và vợ chồng ông Nguyễn Duy Thống- bà Khuất Thị Hương; buộc ông bà này trả lại thửa đất số 20, tờ bản đồ số 3, diện tích 65 m2 và tài sản trên đất”. Trước đó, năm 2010 để vay 3,2 tỷ đồng của ông Thống, bà Hương, vợ chồng BĐ đã làm Hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ nhằm “làm tin” rồi sau trả nợ, nhưng ông Thống, bà Hương đã tự ý làm các thủ tục chuyển quyền sử dụng thửa đất trên sang tên mình! Đơn của BĐ nêu “TAND thị xã Từ Sơn đã không khẩn trương, kịp thời giải quyết vụ án theo đúng thời hạn luật định, ảnh hưởng nghiêm trọng quyền và lợi ích của tôi”. Xin chuyển nội dung đơn của BĐ Nguyễn Thị Mỹ đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền tỉnh Bắc Ninh; thị xã Từ Sơn xem xét. 

10. Bạn đọc Phạm Thị Ánh ở thôn 1, xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa gửi đơn đề ngày 6/4/2019. Nội dung: Bản án số 127/2016/HSPT ngày 17/6/2016 của TAND tỉnh Thanh Hóa buộc tội  ông Nguyễn Ngọc Tuấn- thư ký TAND huyện Thiệu Hóa- “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và chịu hình phạt 12 tháng tù giam. Còn Thẩm phán LQT-cũng thuộc TAND huyện Thiệu Hóa- do “chưa có chứng cứ vững chắc để quy kết nhận số tiền như bị hại tố cáo, được tách ra để tiếp tục điều tra, khi nào làm rõ sẽ xử lý sau”. Tuy nhiên, theo đơn của BĐ Phạm Thị Ánh, ông này vẫn “tiếp tục được điều động, bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ cao hơn, ở cơ quan cao hơn”. BĐ đặt câu hỏi như vậy đúng hay trái quy định của pháp luật? Xin chuyển nội dung đơn của BĐ Phạm Thị Ánh đến TAND tỉnh Thanh Hóa đề nghị xem xét. 

11. Bạn đọc Ngô Văn Sơn- Phó Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh tiếp tục gửi đơn liên quan đến Văn phòng Công chứng Hưng Quảng (địa chỉ số 103, đường 25/4, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), cho biết: Ngày 4/4/2019, nhận được Thông báo số 287/TB ngày 29/3/2019 của Văn phòng Cơ quan CSĐT CA tỉnh Quảng Ninh, BĐ vẫn khẳng định nội dung đơn tố cáo ngày 8/3/2018 về việc Văn phòng Công chứng Hưng Quảng đã được bán trái pháp luật. BĐ Ngô Văn Sơn kiến nghị: Văn phòng Cơ quan CSĐT CA tỉnh Quảng Ninh tổ chức đối thoại trực tiếp giữa bên tố cáo và bên bị tố cáo. Đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền (Thanh tra Bộ Công an; Công an tỉnh Quảng Ninh...) nơi BĐ đồng gửi đơn này xem xét. 

12. Bạn đọc Lại Việt Hùng (Ủy viên Hội đồng quản trị, cổ đông lớn nhất trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ; địa chỉ số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ở 57A, ngõ 445 Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây Hồ gửi đơn đề ngày 8/4/2019. Nội dung: BĐ Việt Hùng “tố cáo” những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế của một số cá nhân ở Trường này (rõ nhất là việc một Phó Hiệu trưởng ký hợp đồng, dùng 6 tỷ đồng tiền cổ đông của Trường cho vay không thế chấp, không lãi suất...đến nay không có khả năng thu hồi vốn). Đề nghị các cơ quan chức năng nơi BĐ Lại Việt Hùng đồng gửi đơn này xem xét. 

13. Bạn đọc Nguyễn Kim Ly thường trú tại số nhà 109, tổ 5, khóm Xuân Biên, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang nhiều lần gửi đơn, mới nhất đề ngày 31/3/2019. Nội dung: BĐ Kim Ly “tố cáo” các ông Nguyễn Thành Đ. và Nguyễn Văn S. đều là Cảnh sát kinh tế Công an huyện Tịnh Biên, tỉnh Kiên Giang “có hành vi khám xét nhà và bắt giữ người trái luật; lạm quyền, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm công dân” nhưng chỉ bị cảnh cáo và khiển trách, chuyển làm công tác khác, BĐ Kim Ly không nhất trí, nhiều lần gửi đơn khiếu nại, tố cáo tới các cơ quan có thẩm quyền và tới cả Thủ tướng. Tuy nhiên, đơn của BĐ bị chuyển lòng vòng giữa Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, không được giải quyết dứt điểm, khiến BĐ Kim Ly “cầu cứu Báo cứu giúp làm rõ, minh oan cho cho người dân”. Đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét giải quyết dứt điểm vụ việc.

14.Bạn đọc Đỗ Văn Hải, thường trú tại phòng 414 – E3 đường Lê Thanh Nghị, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Thiết kế và Ứng dụng Kỹ thuật PVC - thuộc Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, gửi email cho biết: Ngày 11/4/2019 đã có đơn gửi Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao “kiến nghị giải oan và khôi phục lại các quyền lợi, danh dự”. Hồi năm 2011, BĐ Hải bị bắt tạm giam gần 3 tháng vì tố cáo ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) và một số cán bộ của ngành dầu khí có hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm đạo đức... Sau đó TAND huyện Từ Liêm và TAND TP Hà Nội công nhận quyết định kỷ luật sa thải của Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam. BĐ Hải nhiều lần gửi đơn đến các cấp có thẩm quyền khẳng định “tôi không có tội”, đề nghị “hủy bỏ vụ án hình sự  khởi tố tôi về tội theo quy định tại điều 258 Bộ Luật hình sự 1999; hủy bỏ Bản án phúc thẩm số 43/2013/LĐ-PT ngày 26/12/2013 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội về việc “Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải”.

15. Bạn đọc Nguyễn Văn Tam ở thôn Phúc Thọ, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa gửi đơn đề ngày 8/4/2019. Nội dung: BĐ Tam khiếu nại về việc “UBND xã Trường Sơn không cấp bản sao biên lai, phiếu thu tôi đã nộp 4,5 triệu đồng để được sử dụng 120 m2 đất ở, dẫn đến việc gia đình tôi không được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ; dẫn đến việc UBND huyện Nông Cống báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh  là hộ ông Nguyễn Văn Tam chưa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ vì chưa cung cấp đầy đủ các chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính”. Xin chuyển ý kiến của BĐ Nguyễn Văn Tam đến các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa và huyện Nông Cống đề nghị xem xét. 

Ban Bạn đọc

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Nhận định, soi kèo Gol Gohar vs Malavan, 19h00 ngày 20/1: Cửa trên thắng thế
下一篇:Minh Tiệp và vợ kém 13 tuổi dính như sam sau 12 năm kết hôn