游客发表
发帖时间:2025-01-27 04:39:09
Mới đây,ượtnghìncâysốchămchồngcũgặptainạnngườiphụnữkhẩncầusựgiúpđỡnhận định ngoại hạng anh đêm nay nhận được lời cầu cứu của chị Ma Thị Vinh từ Thái Nguyên, tôi nhớ lại hình ảnh người phụ nữ luống cuống chăm chồng trong phòng Hồi sức tích cực, Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Mọi thứ đối với chị đều bỡ ngỡ, lạ lẫm, ngay cả lời bác sĩ nói chị cũng cái hiểu cái không vì khác biệt vùng miền.
Tôi vẫn nhớ câu nói của chị: Cả đời chưa từng đặt chân vào TP.HCM cho đến khi chồng, hay đúng hơn là chồng cũ gặp tai nạn.
Nghe tin chồng cũ gặp tai nạn, chị Vinh một mình vượt hàng nghìn cây số để vào chăm sóc. |
Anh Trần Văn Phượng và chị Ma Thị Vinh từng là một cặp vợ chồng hạnh phúc, có 2 con gái ngoan ngoãn. Thế nhưng vì quá tin tưởng bạn bè, nhiều lần anh làm ăn thất bại, phải lần lượt bán hết tài sản.
2 năm trước, họ ly hôn sau chuỗi ngày u ám. Con gái lớn đã có gia đình, chị Vinh mang theo con gái út về nhà ngoại, còn anh Phượng về sống chung với cha mẹ già trong căn nhà nhỏ heo hút.
Công việc ở quê bấp bênh, thu nhập ít ỏi của anh dù tằn tiện lắm nhưng vẫn chẳng đủ để nuôi cha mẹ. Sau Tết Nguyên Đán 2021, anh quyết định vào Nam làm lái xe cho người ta, chưa được 2 tháng đã bị tai nạn nghiệm trọng. Anh bị vỡ sọ, dập não, tụ máu não, may mắn được người dân đưa đi cấp cứu kịp thời.
Anh Phượng khi đang điều trị tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Một con mắt bị ảnh hưởng sau tai nạn không thể mở được. |
Chị Vinh tâm sự: “Ở Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ nói anh chỉ có 10% cơ hội sống sót. Do anh tự ngã ngoài giờ làm nên chỗ anh làm cũng không có trách nhiệm, gia đình chúng tôi phải tự lo hết. Những ngày ở viện, tôi không có một ngày ngủ yên, trong đầu lúc nào cũng suy nghĩ xem có thể vay mượn ở đâu”.
Điều trị được hơn 2 tuần, anh Phượng tạm thời qua cơn nguy kịch, cũng là lúc gia đình cạn kiệt tài chính, chị Vinh buộc phải xin bác sĩ cho xuất viện, bởi không còn lo nổi viện phí. Anh Phượng sau đó được chuyển sang Bệnh viện Lê Văn Thịnh để điều trị tiếp. Tại đây, các bác sĩ dự kiến anh phải điều trị 2 tháng, chi phí khoảng 80 triệu đồng, tuy nhiên mới được 3 tuần, chị lại phải xin cho anh xuất viện vì hết sạch tiền.
“Để cầm cự được bấy nhiêu đó, ngoài khoản tiền nhỏ mà anh em gom góp được, tôi phải đi vay mượn thêm. Cha mẹ anh già rồi, nếu tôi không lo thì con cái lại phải lo, trong khi con gái lớn đang có bầu sắp sinh, nhà cũng nghèo, con gái út mới học lớp 8, biết trông chờ vào ai được.
Khi ấy xin xuất viện, thậm chí tôi còn không lo nổi tiền xe về quê, may bệnh viện thương tình hỗ trợ một chuyến xe tình nguyện. Giờ tôi phải để anh ấy ở nhờ nhà con gái lớn và con rể, tuy bất tiện nhưng rộng hơn nhà ông bà nội, mới đủ chỗ xoay sở”, chị Vinh giãi bày.
Về Thái Nguyên đúng thời điểm dịch Covid-19 đang căng thẳng, thêm vào đó là tình hình sức khỏe của anh Phượng quá yếu, cha mẹ anh đều đã 74 tuổi, chẳng thể trông nom, 2 con gái cũng chẳng đủ sức chăm sóc. Vì vậy, chị Vinh vẫn phải tiếp tục ở lại.
Chị không sợ vất vả, nhưng chị lo khoản nợ đã vay trước đó chưa trả được, lại thêm chi phí sinh hoạt hiện tại, nếu cứ nợ chồng nợ, chẳng biết sẽ ra sao. Chưa kể con gái chị sắp sinh, rồi vài tháng tới, gia đình chị tiếp tục phải lo khoản chi phí để anh vào TP.HCM ghép sọ. Có đôi lúc chị muốn bỏ cuộc, nhưng rồi lại không đành.
Cha mẹ già đau đớn chẳng biết phải làm cách nào để có tiền cứu con trai. |
“Nhìn cha mẹ già ngồi ngóng con trai mà tôi nghẹn ngào. Mái tóc của mẹ anh đã bạc trắng, đôi bàn tay chậm chạp, run run cứ miệt mài nắn bóp cho anh. Cha anh ngồi cạnh cố gắng để không tỏ ra yếu đuối, nhưng nỗi đau hiện rõ trên gương mặt”, chị nghẹn giọng.
Cả gia đình họ giờ đây chỉ biết chờ đợi một phép màu để có chi phí đưa anh Phượng đi bệnh viện điều trị, để anh sớm hồi phục, và để được sống những ngày bớt lo toan, áp lực và đau thương.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接