Ngày 21/3,ủquanvớitriệuchứngđauđầunữbệnhnhântửvongvìvỡmạchmáunãkqbd cúp ý Tiến sĩ Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ, cho biết, ông và các đồng nghiệp vừa giúp một bệnh nhân tránh được nguy cơ đột quỵ.
Theo đó, nữ bệnh nhân 55 tuổi, sống tại miền Bắc. Trong chuyện công tác miền Nam, bà đau đầu kéo dài nên đến khám bệnh. Bác sĩ phát hiện một túi phình mạch máu não khổng lồ. Nếu không điều trị, “bom phình” có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào. Tiến sĩ Cường cho rằng nữ bệnh nhân này may mắn đã được can thiệp ngay trong chiều 20/3. Hiện, bà đã hồi phục tốt.
Tiến sĩ Cường chia sẻ, cách đây đúng một tháng, ông cũng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ còn rất trẻ. Người này bị đau đầu kéo dài, sụp mi mắt nhưng không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng. Khi đau đầu dữ dội, bệnh nhân mới vào viện cấp cứu. Bà xuất huyết não ồ ạt. Các bác sĩ cấp cứu loại bỏ túi phình mạch máu não nhưng bệnh nhân vẫn tử vong.
Bác sĩ Cường cho rằng, nếu bệnh nhân này đến bệnh viện sớm hơn sẽ có cơ hội sống vì dị dạng túi phình mạch máu não hoàn toàn có thể sàng lọc và can thiệp sớm.
Với các trường hợp xuất huyết do vỡ túi phình, nguy cơ tử vong do vỡ lần đầu khoảng 30-50% tùy theo lượng máu chảy, lần 2-3 nguy cơ tăng lên 80-90%. Tiến sĩ Cường khuyến cáo không nên lơ là, chủ quan với triệu chứng đau đầu dữ dội hay âm ỉ kéo dài, kèm sụp mi mắt một bên hoặc bệnh nhân có cơn choáng ngất thoáng qua hay động kinh tím tái, đi tiểu không tự chủ.
Đặc biệt, nếu tình trạng này xảy ra ở trẻ em, phụ huynh cần đưa con đi khám để bác sĩ chẩn đoán loại trừ phình mạch máu não hay dị dạng mạch máu não. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất phòng đột quỵ do vỡ phình mạch máu não gây ra.
Dấu hiệu xuất hiện trước một tuần ở nhiều người mắc đột quỵTừ đau đầu dữ dội không có nguyên nhân rõ ràng đến đột ngột khó nói là dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ.