Chương trình tiểu học nên có ít môn_cái hôm nay

 人参与 | 时间:2025-01-13 10:17:01

Chương trình tiểu học trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể bị chia nhỏ thành quá nhiều môn.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (viết tắt là Chương trình) đã phần nào thể hiện,ươngtrìnhtiểuhọcnêncóítmôcái hôm nay cập nhật những thành tựu của nền giáo dục hiện đại. 

Tôi nhận thức rằng Chương trình đi theo trường phái giáo dục tiếp cận phát triển năng lực (người học). Bởi vậy, tôi chỉ góp ý trong khuôn khổ, đứng trên quan điểm của trường phái giáo dục này. 

Nên xem xét lại những phẩm chất cần bồi dưỡng

Về những phẩm chất cần bồi dưỡng cho học sinh, tôi thấy 2 phẩm chất “chăm học”, “chăm làm” có phần hơi bị chẻ nhỏ, giao thoa với nhau. Tôi đề nghị thay bằng một phẩm chất là “yêu lao động”.

{keywords}

Hai phẩm chất “chăm học”, “chăm làm” có phần hơi bị chẻ nhỏ, giao thoa với nhau

Lao động chủ đạo của học sinh là hoạt động học tập nên tất nhiên nó đã bao hàm phẩm chất “chăm học”. Tuy nhiên, phẩm chất “yêu lao động” còn cần thiết khi học sinh đã trưởng thành, bước vào đời sống.

Ngoài ra, theo tôi, những phẩm chất cần bồi dưỡng cho học sinh phải hài hòa giữa lợi ích cá nhân và xã hội, giữa trách nhiệm và quyền lợi chứ không thể một chiều được. 

Vì vậy, tôi đề nghị thêm ít nhất là 3 phẩm chất: yêu gia đình và có tư duy độc lập, tư duy phê phán.

Ở tiểu học nên chia ít môn

Việc thiết kế chương trình vẫn còn rơi rớt lại tính hàn lâm mà thiếu tính thực tế, thiết thực. 

Ví dụ: ở lớp 10 số lượng môn học bắt buộc còn nhiều, trong đó có môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. Tôi đề nghị thay bằng môn Tài chính cá nhân (Personal finance) thì thiết thực cho học sinh hơn. Phần Pháp luật có thể tích hợp vào môn Giáo dục công dân.

Tôi xin đưa ở đây ý kiến của bạn Mai Anh mà tôi đồng tình: 

Tôi có quan tâm đến chương trình tiểu học. Quan điểm của tôi là chương trình tiểu học bị chia nhỏ thành quá nhiều môn.

Cụ thể, ở cấp Tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ. Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số.

Tại sao Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta và Tìm hiểu xã hội không ghép vào một môn Xã hội thôi? Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ thì ghép vào môn Khoa học tự nhiên và kỹ thuật công nghệ? Hiện tại thì tất cả đang nằm trong môn Tự nhiên xã hội ở lớp nhỏ, lớp 4, 5 có bổ sung Lịch sử và Địa lý. Vì tôi thấy nhiều nước ở tiểu học họ chỉ chia các môn Language Arts, Math, Social Studies, Science. Chia nhỏ nhiều môn như thế, mỗi môn một yêu cầu thì các con càng dễ bị quá tải, giáo viên càng phải kiêm nhiệm dạy nhiều môn, rồi SGK cập nhật thường xuyên nữa, sẽ là một số tiền không nhỏ.

Tôi thiết nghĩ là cấp tiểu học nên chia ít môn thôi, vì nội dung học chưa có chiều sâu. Càng lên cao, thì mới nên chia nhỏ ra nhiều môn học và học sâu hơn”.

Thêm “Nhập môn Triết học”

Để tăng cường năng lực tự chủ,  sáng tạo cho học sinh tôi đề nghị thêm một môn học tự chọn ở lớp 12 – “Nhập môn Triết học”.

Nếu không có Triết học thì sẽ không có các tư tưởng, tư duy ở tầm cao làm nền tảng cho nhiều phát minh trong các lĩnh vực khác! Chỉ còn lại những suy nghĩ cụ thể kiểu tàu hủ, nước mắm, xì dầu... 

Ví dụ, nếu không có Phương pháp luận hoài nghi của R. Descartes sẽ không có sự phát minh ra Hệ trục tọa độ cùng với Hình học giải tích (Đại số hoá Hình học). Tôi không biết khi đó liệu các máy bay, tàu không gian sẽ vận hành ra sao? Còn không có I. Kant thì không có vũ khí sắc bén là phương pháp phê phán... 

Cao hơn nữa, nếu không có biện chứng pháp của Hegel (được K. Marx phát triển về sau) thì liệu Vật lý học có thể hiểu đúng những quy luật vận động của vật chất ở cấp độ nguyên tử và dưới nguyên tử, cũng như cấp độ thiên hà, vũ trụ...? Hay nói tổng quát, là sự vận động của tự nhiên nói chung? Đó là những thứ mà con người không thể thấy bằng mắt thường hay bất cứ dụng cụ nào - kính hiển vi điện tử, kính thiên văn, mà phải nhìn bằng tư duy, bằng con mắt biện chứng!

Lê Đình Thông(Tiến sĩ Giáo dục học)

顶: 669踩: 4191