Nguyễn Minh Quân,ộsưutậpdấubưuđiệnđộcnhấtcủakỹsưhạng hai tây ban nha kỹ sư Công nghệ thông tin, vừa hoàn thành bộ sưu tập độc nhất vô nhị tính tới thời điểm này: 63 con dấu tự tay đóng từ 63 bưu điện trung tâm của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Con dấu cuối cùng đóng vào cuốn sổ sư tập của anh là con dấu bưu điện tỉnh Lạng Sơn, đóng vào ngày 30/1/2016.
“Nghề chơi cũng lắm công phu”
Năm 2005 đi xuyên Việt lần đầu, khi anh bạn đi cùng say mê chụp ảnh, thì anh Quân nghĩ nếu mình không chụp thì phải có cách để đánh dấu “một cách duy nhất và có tính pháp lý” những nơi mình đã qua.
Và cách đó, theo anh Quân, là “Nếu như khi ra nước ngoài có visa, có dấu xuất nhập cảnh xác nhận mình đi ngày nào, ở đâu, thì với các địa phương trong nước cách tốt nhất là đóng dấu bưu điện.
Công cuộc sưu tập dấu của anh Quân cũng lắm… thăng trầm. Lúc đầu, anh chỉ cầm theo một loạt con tem lẻ, đi đến đâu xin dấu ở đấy. Nhưng sau đó do thấy khó nhìn, anh mới nghĩ cách tổng hợp vào một quyển sổ.
Đóng được hàng chục dấu trong sổ rồi, anh Quân lại nghĩ “Tại sao mình không chọn những con tem đặc trưng của mỗi tỉnh, thành để làm thành bộ sư tập hoàn chỉnh hơn?”.
Con dấu đầu tiên của cuốn sổ mới được đóng vào ngày 13/1/2013, là con dấu của Bưu điện thành phổ Hải Phòng, quê anh Quân.
“Hồi đầu, khi sổ của tôi mới có 2, 3 dấu, tôi lên bưu điện Bắc Giang xin mà không được. Nhân viên bưu điện bảo về nguyên tắc chỉ đóng dấu trên thư, bưu phẩm. Tôi năn nỉ xin, họ chỉ cho gặp hết sếp này tới sếp khác, mãi rồi họ cũng cho.
Còn ở Đồng Tháp, tôi thậm chí phải viết cả giấy cam kết chỉ sưu tập, không dùng vào mục đích gì khác, mới được cộp cho con dấu vào sổ.
Lần tôi tới Bưu điện ở Nha Trang, dấu đã mòn vẹt đi vì đóng nhiều. Tôi mất cả tiếng đồng hồ dùng kéo, dao, khăn, mực để làm sạch dấu để đóng cho rõ hơn.
Nhưng cũng có những nơi mà nhân viên bưu điện rất niềm nở, khi tôi chìa sổ ra họ “À, sư tập tem à, để tôi lấy dấu mới đóng cho đẹp”.
Sau này, khi sổ đã nhiều dấu rồi, thì việc xin dễ dàng hơn”.
Có con dấu tưởng dễ xin nhất nhưng hóa ra lại phức tạp nhất là con dấu của Bưu điện Hà Nội. Anh Quân kể khi vẫn còn dùng cuốn sổ cũ, anh chọn ngày 1/1/2011 để đến bưu điện Hà Nội xin dấu. Tới nơi, không ngờ chị nhân viên lại chìa ra con dấu trên không có chữ Hà Nội, chỉ còn chữ “Giao dịch trung tâm”.
“Tôi quay về hỏi khắp nơi, lên mạng hỏi dân chơi tem, hỏi công ty tem có biết chỗ nào trên dấu còn chữ Hà Nội không, thì được chỉ cho 3 nơi. Thứ nhất là Bưu cục Văn phòng Trung ương Đảng, thứ hai là Bưu cục Khai thác của Hà Nội, và thứ ba là Ga Hà Nội.
Không xin được ở Bưu cục Văn phòng Trung ương Đảng, anh Quân bỏ ra cả một buổi chiều đứng chờ ở cổng Bưu cục Khai thác của Hà Nội – là cơ quan nội bộ chứ không giao dịch với khách hàng. Tôi cứ chờ xem có chị nào trông dễ tính đi ra đi vào thì ra hỏi han và chìa sổ ra trình bày. Cuối cùng thì cũng có chị đồng ý dẫn vào trong cơ quan đóng dấu hộ”.
Đến khi anh Quân làm lại sổ, may mắn là bưu điện Hà Nội đã lại thay con dấu, lần này có đầy đủ chữ.
Còn một bưu điện mà anh Quân nấn ná cho tới phút cuối cùng mới đóng dấu, là Bưu điện tỉnh Lạng Sơn. Lý do là Bưu điện Lạng Sơn cũng đổi dấu không có tên địa phương.
“Mấy năm qua năm nào tôi cũng lên Lạng Sơn một lần, bạn bè đi Lạng Sơn tôi cũng gửi phong bì dán sẵn tem nhờ mọi người lên đấy đóng dấu xem sao. Tôi cũng nhờ nhân viên hỏi các bưu cục trong tỉnh có chỗ nào còn chữ Lạng Sơn trên dấu không mà không có.
Đến vừa rồi, khi dấu của tất cả các tỉnh thành và cũng đã tròn 3 năm kể từ khi làm sổ mới, tôi mới quyết định đóng nốt dấu của bưu điện này, một dấu tròn và một dấu chữ nhật cho đủ bộ”.
Để được đi trọn mọi con đường
Hỏi tại sao nhất định phải đóng dấu ở bưu điện trung tâm, anh Quân cho biết con dấu này có hai ý nghĩa. Thứ nhất là đây là nơi duy nhất có tên tỉnh trên dấu bưu điện – đảm bảo tính duy nhất.
Thứ hai, ở Việt Nam quy ước khoảng cách giữa hai thành phố là khoảng cách giữa hai bưu điện. “Vì vậy khi đến bưu điện thành phố coi như đã đi trọn con đường đến thành phố đó. Đi tới tất cả các bưu điện trung tâm có thể coi là đi trọn con đường đến các tỉnh thành trong cả nước”.
Anh Nguyễn Minh Quân (đứng giữa) và các bạn trong một chuyến đi chơi |
Ngoài dấu của các Bưu điện trung tâm, anh Quân còn tìm kiếm dấu của những bưu cục đặc biệt. “Tôi có dấu của bưu cục Năm Căn là điểm tận cùng của đường 1. Nhưng một số nơi tôi muốn mà chưa, hoặc không thể lấy được dấu.
Ngày 30/4/2014 tôi tới bưu cục Lũng Cú (Hà Giang) mà nhân viên ở đó nói dấu cũ đã bị thu lại nhưng vì không ai gửi thư nên họ chưa lấy dấu mới lên.
Bưu cục ở Bờ Y – ngã ba Đông dương – tôi qua đến 3 lần mà chưa có dấu bởi điểm văn hóa xã ở đây chỉ mở của từ 2 – 4h chiều, tôi qua lần nào cũng lệch giờ.
Lần tới Đà Nẵng, tôi lên đỉnh đèo Hải Vân thì thấy điểm bưu điện đã bỏ hoang mấy năm trời”…
Quá trình xin tem đặc trưng của các tỉnh cũng khá khó khăn, và không phải tỉnh nào cũng có, đặc biệt các tỉnh miền Tây. Anh Quân lên các diễn đàn hỏi han, trao đổi được khoảng 50 con tem đặc trưng của 50 tỉnh. Các tỉnh còn lại anh lấy tem có hình ảnh dân tộc đặc trưng để thay thế, ví dụ như Sơn La là tem hình các cô gái Thái…
“Trong 3 năm trời, tôi tự tay mang sổ tới đóng hết ở các địa phương chứ không nhờ ai đóng hộ một dấu nào hết.
Nói thật, khi tập hợp đóng thành sổ rồi là phải quay cuồng tìm cách thực hiện bằng được chứ không phải là tiện đâu đóng dấu đấy như trước. Có khi tôi xin nghỉ phép đi một vệt các tỉnh miền Tây, các tỉnh Nam Trung Bộ. Ở phía Bắc khó đi theo vệt thì tôi nghĩ ra các cung đường rồi rủ bạn bè đi chơi cùng, khi nào họ chụp ảnh mình tranh thủ vào bưu điện đóng dấu. Có lần đi công tác, đoàn nghỉ ở cách trung tâm thành phố Phan Thiết 20 km, trong lúc mọi người ăn trưa tôi đi xe ôm vào thành phố đóng dấu rồi quay về lại lên xe cùng mọi người đi tiếp…” – anh Quân vui vẻ chia sẻ.
“Đóng dấu xong hết rồi là tôi yên tâm rồi, đi đâu không còn phải lo lắng bỏ quyển sổ vào túi, căn giờ hành chính để ra bưu điện. Bây giờ, cứ thong thả mà chơi thôi…”.
Phương Chi
(责任编辑:World Cup)