发布时间:2025-01-27 10:03:22 来源:PhongThuyBet 作者:Nhà cái uy tín
Trên mạng xã hội,điểmnghẽntrongđấuthầuNguyênnhânthiếuthuốcvậttưkéodàiởbệnhviệsố liệu thống kê về tottenham gặp west ham chị Hương Lan - vợ nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - phàn nàn về việc chị “ngày cả chục bận leo lên leo xuống 7 tầng để đi mua từng cái bông gạc, viên thuốc cho chồng”. Cứ 15 phút hay một tiếng, y tá lại đưa cho 1 cái đơn, người nhà bệnh nhân tất tả chạy ra cổng bệnh viện. Người có bảo hiểm y tế vào viện vẫn phải tự bỏ tiền đi mua đủ thứ.
Câu chuyện của gia đình chị Lan không phải đơn lẻ. Thực tế, ở nhiều bệnh viện, người dân phàn nàn về việc dù có bảo hiểm y tế vẫn phải tự đi mua từ kim tiêm, cồn, gạc đến thuốc giảm đau. Mất tiền, lại vô cùng vất vả, chưa kể không thể biết thuốc, vật tư mua bên ngoài chất lượng đến đâu, thật hay giả.
Vấn đề thiếu thuốc, vật tư đã nhiều lần được các đại biểu đưa ra trong các kỳ họp Quốc hội, kể từ sau dịch Covid-19 nhưng vẫn chưa được khắc phục triệt để. Một số ý kiến cho rằng tại các bệnh viện không chịu chủ động còn các bệnh viện phàn nàn về rào cản của văn bản pháp luật. Vậy điểm nghẽn thực sự của câu chuyện ở chỗ nào?
Nhìn một cách tổng thế, sẽ thấy một số “điểm nghẽn” nổi bật khiến cho việc thiếu thuốc, vật tư vẫn diễn ra ở nhiều bệnh viện với các mức độ khác nhau.
Điểm nghẽn lớn nhất chính là hành lang pháp lý. Việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Đấu thầu là nguyên nhân đầu tiên đẩy các bệnh viện vào thế khó hiện nay. Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ 1/1//2024, nhưng sau 2 tháng mới có Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định thi hành Luật và ngày 26/4/2024 Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT hướng dẫn mẫu hồ sơ về lựa chọn nhà thầu, đến ngày 17/5/2024 Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BYT về đấu thầu thuốc.
Do đó, từ tháng 6/2024, các cơ sở y tế mới tiến hành quy trình mua sắm, thì phải mất 3-5 tháng sau mới có thuốc, vật tư để phục vụ khám, chữa bệnh.
Đặc biệt, Luật Đấu thầu 2023 mới có hiệu lực từ 1/1//2024, còn chưa "ráo mực", đã phải trình Quốc hội tại kỳ thứ 4, Quốc hội khóa XV tháng 10/2024 để sửa đổi, bổ sung, vì nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế, cho thấy các đơn vị đã bị làm khó ra sao vì chất lượng làm Luật này chưa tốt.
Bên cạnh đó, biểu mẫu Hồ sơ đấu thầu Thông tư số 01/2024/TT-BKHĐT ban hành ngày 15/02/2024, nhưng chỉ 3 tháng sau đã phải thay thế Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT, làm ảnh hưởng đến công tác mua sắm đấu thầu thuốc, vật tư y tế.
Sự bất cập của Luật Đấu thầu 2023 đẩy các bệnh viện vào tình thế hiện nay: Thiếu thuốc, vật tư, nên không thể làm tốt việc khám và điều trị, khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong khi bệnh viện cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Hầu hết bệnh viện đều phải tự chủ nhưng không thể triển khai đầy đủ các dịch vụ.
Một ví dụ là Luật Đấu thầu năm 2023 quy định nhà thuốc bệnh viện phải tổ chức đấu thầu. Điều này rất vô lý khi nhà thuốc bệnh viện hoàn toàn không lấy từ ngân sách hay nguồn bảo hiểm y tế mà do bệnh viện quản lý và tổ chức mua lẻ để bán cho người dân, nhưng lại không được quyền quyết định việc mua sắm. Trong khi nhu cầu phát sinh của người bệnh rất đa dạng, không thể dự đoán trước được để đấu thầu nên gặp rất nhiều khó khăn và làm mất đi một nguồn cung phục vụ bệnh nhân.
TS.BS Dương Đức Hùng - Giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) - cho biết trước kia, việc thiếu thuốc trong dược nội trú được hệ thống nhà thuốc bệnh viện hỗ trợ, nhưng hiện hệ thống này gặp rào cản do quy định mới về đấu thầu, nên khó đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Nhà thuốc không chỉ bán thuốc mà còn bán vật tư liên quan đến khám, chữa bệnh, như nạng gỗ, nhưng xây dựng tiêu chí kỹ thuật cho vật tư này để đấu thầu là vô cùng khó.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Bộ Y tế đã tiếp thu ý kiến của các bệnh viện và Luật Dược (sửa đổi) sẽ giao lại quyền chủ động mua sắm cho nhà thuốc bệnh viện. Tuy nhiên, Luật Dược mới chuẩn bị được thông qua vào cuối kỳ họp Quốc hội lần này và đợi Luật đi vào cuộc sống cũng không phải "ngày một ngày hai".
Rõ ràng là hành lang pháp lý cho việc đấu thầu ở các bệnh viện thật quá “gập ghềnh”, dẫn đến người dân phải “chịu trận”, dù đóng bảo hiểm y tế hàng tháng nhưng lại không được hưởng khi vào bệnh viện.
“Điểm nghẽn” thứ hai là các đơn vị chưa mạnh dạn triển khai công tác đấu thầu. Sau “dư âm” của vụ kit test Việt Á, tâm lý lo ngại, sợ sai phạm, sợ bị thanh tra, kiểm tra có vẻ phổ biến, nên một số địa phương và đơn vị không dám đấu thầu, mua sắm... mặc dù Bộ Y tế và UBND các tỉnh, thành phố đã thực hiện phân cấp thẩm quyền mua sắm, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị.
Vì thế, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho rằng nếu thể chế có đầy đủ nhưng ở địa phương, đơn vị "mà còn vấn đề nọ vấn đề kia" trong tổ chức thực hiện thì cũng dẫn đến tình trạng không đủ thuốc, vật tư phục vụ khám, chữa bệnh. Do đó, các địa phương phải rất linh hoạt trong vận dụng để tổ chức đấu thầu, miễn là công khai, minh bạch, không có lợi ích nhóm, hay dấu hiệu tham nhũng, lãng phí trong vấn đề này.
Điểm nghẽn thứ balà biến động giá cả, nguồn cung ứng thuốc, vật tư y tế. Sau dịch Covid-19, nguồn cung nguyên liệu, hoạt chất trên thế giới khan hiếm. Biến động giá cả trên quy mô toàn cầu, lạm phát, khủng hoảng năng lượng, chuỗi cung ứng gián đoạn, chiến tranh… đã làm tăng cao chi phí đầu vào của việc sản xuất dược phẩm.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, thiếu thuốc, vật tư còn do yếu tố khách quan như ký hợp đồng cung ứng nhưng nhà thầu không cung ứng được do thiếu nguồn cung hay hàng hóa về chậm; đấu thầu nhưng không có đơn vị trúng.
Bệnh viện Việt Đức cho biết cũng từng phát hành hồ sơ mời thầu nhưng có tới mấy chục nhóm thuốc không có nhà thầu tham dự.
相关文章
随便看看