Atiso Đà Lạt
Tháng 5/2023,đặcsảnLâmĐồngtrứdanhcóloạilậpkỷlụcchâuÁcác trận đấu ngoại hạng anh đặc sản thiên nhiên Atiso Đà Lạt (Lâm Đồng) đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề cử thành công xác lập Kỷ lục châu Á cho ẩm thực, đặc sản của Việt Nam.
Atiso là giống cây ôn đới, được người Pháp mang đến Đà Lạt trồng vào cuối thế kỷ XIX. Atiso, từ nguyên liệu tươi đến thành phẩm đều có tác dụng mát gan, thông mật, lợi tiểu, giúp hạ cholesterol trong máu; đặc biệt tinh chất cynarine từ Atiso có tác dụng giúp đào thải cồn nhanh.
Thổ nhưỡng và khí hậu của Đà Lạt là hai điều kiện quan trọng để cho ra đời những cây Atiso tươi ngon nhất, với hàm lượng cynarine cao nhất Việt Nam.
Tới Lâm Đồng, du khách có thể thưởng thức nhiều món ngon từ atiso như atiso hầm giò heo, atiso hầm sườn non, phở atiso,... và đặc biệt là trà atiso.
Cà phê Lâm Đồng
Lâm Đồng là vùng trồng cà phê lớn với nhiều loại nổi tiếng trên khắp thế giới. Đây là đặc sản du khách nên thưởng thức và có thể mua về làm quà khi du lịch Lâm Đồng.
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp, dòng cà phê Arabica ở vùng Cầu Đất - Lâm Đồng có chất lượng rất cao, sánh ngang với chất lượng của loại cà phê Arabica ngon nhất trên thế giới. Arabica quyến rũ nhờ mùi hương thanh tao. Uống cà phê Arabica, thực khách có thể cảm nhận vị đắng nhẹ xen lẫn chút chua thanh nơi đầu lưỡi mà không gợn, nước cà phê nâu nhạt ánh lên màu hổ phách.
Khi tới Lâm Đồng, nhất là Đà Lạt, du khách nên thử trải nghiệm cà phê vợt vỉa hè. Thay vì sử dụng phin, cà phê nguyên chất được cho vào một chiếc vợt nhỏ hoặc túi mỏng, nhúng vào nồi nướng sôi cho ra hết cà phê, rồi rót ra ly. Ngoài cái tên cà phê vợt, người Đà Lạt còn gọi đây là cà phê kho. Cách pha đơn giản, "thần tốc" nhưng ly cà phê vẫn nồng nàn, đậm đà, làm ấm lòng du khách trong buổi sớm lạnh giá.
Hồng chín Đà Lạt
Mùa hồng ở Đà Lạt và một số khu vực lân cận tại Lâm Đồng thường bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài tới hết tháng 12. Tuy nhiên, từ tháng 10 trở đi mới là thời điểm hồng bước vào giai đoạn chín rộ nhất. Khi đó, quả hồng ngả sang màu cam rồi đỏ, lá cũng đổi màu, tạo khung cảnh lung linh màu sắc, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, chụp hình.
Tới các nhà vườn, ngoài check-in "mỏi tay", du khách còn có được thưởng thức hồng chín ngay tại chỗ, cảm nhận vị ngọt hậu, mềm, mọng nước của loại quả mùa thu đặc trưng ở Đà Lạt.
Ở Đà Lạt hiện có khoảng vài chục giống hồng nhưng phổ biến và được mọi người biết đến nhiều hơn cả là hồng trứng lốc, đầu bằng, trứng láng, Chín Nên, trứng lửa, hồng Bomson, hồng Tám Hải, hồng vuông (hay còn đc gọi là hồng chén). Hồng được các nhà vườn sấy dẻo, ngâm rượu hoặc treo gió để du khách dễ dàng mua làm quà.
Tại Đà Lạt, vườn hồng trứng ngon nhất thường tập trung ở khu vực Hồ Tuyền Lâm, đèo Prenn hay hồng Chín Nên ở thị trấn D'ran. Ngoài ra còn có hồng vuông được trồng nhiều ở Khe Sanh và hồng giòn tự nhiên, hồng đầu bằng của vùng Đơn Dương, Cầu Đất là ngon nhất.
Với hồng trứng, người địa phương chủ yếu ủ thành hồng chín mọng, có màu đỏ bắt mắt hoặc chọn quả già để chín tự nhiên. Loại quả này cũng được đem ủ hơi để làm món hồng giòn nức tiếng Đà Lạt.
Chuối Laba
Chuối Laba được mệnh danh là "chuối tiến vua", trồng nhiều ở các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng. Loại chuối này được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận là mặt hàng đặc sản ở Lâm Đồng, có mẫu mã và hương vị riêng biệt, đặc trưng của vùng đất Nam Tây Nguyên.
Chuối Laba khác chuối già lùn là buồng dài, quả thon, có hình dáng đẹp, hơi cong, khi chín có vỏ mỏng, màu vàng tươi. Thịt quả có màu vàng sánh, dẻo, ngọt và có mùi thơm đặc trưng.
Chuối này cho hiệu quả kinh tế khá cao, các nhà nhập khẩu Nhật Bản, Dubai, Hàn Quốc rất ưa chuộng loại chuối này. Tới nay lượng hàng trong nước không đủ để xuất khẩu.