Bài 7: Vượt qua thử thách,ùaxuânvữngmộtniềmtinsắbxh vdqg indonesia liga 1 vững bước đi lên
Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng gửi lẵng hoa chúc mừng Công an tỉnh Sông Bé có thành tích trong tấn công tội phạm hình sự sau ngày giải phóng. Ảnh: T.LIỆU
Khó khăn không sờn lòng
Ngay sau niềm vui đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, Sông Bé bước vào công cuộc kiến thiết lại địa phương với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn: Ngân khố trống rỗng, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, đất đai hoang hóa… Trong khi đó, các thế lực thù địch vẫn tìm cách chống phá, các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan có cơ hội nổi dậy hoạt động. Bộ máy hành chính các cấp đã hình thành nhưng hoạt động còn nhiều hạn chế do thiếu hụt lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn. Trước tình hình đó, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo chính quyền các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước; tích cực động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia khôi phục và phát triển sản xuất. Nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách của cách mạng sau khi đánh đổ chính quyền tay sai là củng cố, xây dựng chính quyền; tập trung xây dựng, củng cố cơ sở, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ I, II, III đã đề ra phương hướng nhiệm vụ cơ bản là: Tập trung phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh lâm nghiệp, phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu lương thực trong tỉnh, đóng góp một phần cho cả nước; đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất cho các ngành kinh tế trong tỉnh, tận dụng và phát huy năng lực của cơ sở sẵn có; hoàn thành cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, công thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tư bản tư nhân ở địa phương, củng cố quan hệ sản xuất mới; tích cực chăm sóc sức khỏe nhân dân... |
Vì vậy, trong thời gian này, tỉnh vừa giải quyết nhu cầu cấp bách về số lượng cán bộ, vừa đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhằm vận động nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần cảnh giác trong việc bảo vệ Đảng, bảo vệ các lực lượng cách mạng. Ông Huỳnh Văn Xuyến, nguyên Bí thư Huyện ủy Phú Giáo cho biết, cũng như các địa phương khác, sau ngày miền Nam giải phóng, huyện Phú Giáo cũng bộn bề những khó khăn phải giải quyết; tình hình an ninh, chính trị xã hội mọi mặt đều rất phức tạp. Công việc khẩn cấp trước hết đối với huyện lúc này là phải nhanh chóng cứu trợ và ổn định nơi ăn, chốn ở cho nhân dân. Xác định việc xây dựng chính quyền là nhiệm vụ trung tâm lúc này để bảo vệ thành quả cách mạng, ngay sau khi địa bàn huyện được giải phóng, Huyện ủy Phú Giáo đã nhanh chóng thành lập các ban điều hành ấp, xã. Công tác khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất cũng là một công việc cấp bách sau chiến tranh. Nông nghiệp được huyện chú trọng trước nhất nhằm giải quyết đủ cái ăn cho nhân dân.
Để có đất sản xuất, lực lượng vũ trang huyện đã phối hợp với bộ đội chủ lực tổ chức rà phá tháo gỡ hàng ngàn quả bom, mìn ở tất cả các xã. Chi sau giải phóng hơn 1 năm, toàn huyện đã khai hoang, phục hóa được trên 1.000 ha đất phục vụ cho nhân dân sản xuất. Trên cơ sở những định hướng đúng đắn của tỉnh, từ cuối năm 1975, đầu năm 1976 trở đi, cùng với công tác khắc phục hậu quả chiến tranh, phong trào khai hoang, phục hóa, thâm canh, tăng vụ và xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp đã được đẩy mạnh.
Trong giai đoạn này, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ I, II, III đã đề ra phương hướng nhiệm vụ cơ bản là: Tập trung phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh lâm nghiệp, phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu lương thực trong tỉnh, đóng góp một phần cho cả nước; đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất cho các ngành kinh tế trong tỉnh, tận dụng và phát huy năng lực của cơ sở sẵn có; hoàn thành cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, công thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tư bản tư nhân ở địa phương, củng cố quan hệ sản xuất mới; tích cực chăm sóc sức khỏe nhân dân...
Xây dựng đời sống văn hóa mới
Sau ngày đất nước thống nhất, mặc dù được sống trong không khí hòa bình nhưng đời sống của nhân dân Thủ Dầu Một - Sông Bé còn nhiều khó khăn, một bộ phận quần chúng còn có tư tưởng diễn biến phức tạp do hậu quả chiến tranh để lại. Để nâng cao đời sống nhân dân, Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện đầu tư cho công tác văn hóa, giáo dục, y tế. Các tổ chức đoàn thể đã vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, sinh hoạt văn hóa lành mạnh, xóa bỏ những tàn tích văn hóa đồi trụy của Mỹ - ngụy.
Ông Huỳnh Văn Xuyến nhớ lại, từ cuối năm 1975, thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc giãn số dân tập trung ở thành phố, giải quyết nạn đói và khôi phục sản xuất, huyện Phú Giáo có nhiệm vụ tiếp nhận hàng ngàn người dân từ TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh đi xây dựng kinh tế mới, chưa kể số Việt kiều chạy lánh nạn khủng bố của chính quyền phản động Khmer đỏ ở Campuchia. Tình hình đó đặt ra nhiều vấn đề cho chính quyền phải giải quyết về nơi ăn chốn ở và triệt xóa các hủ tục của xã hội cũ kèm theo là ma túy, cờ bạc, bói toán… Công tác văn hóa, văn nghệ được các cấp chính quyền tập trung chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, cổ động được mở rộng đến tận xã, ấp; chú trọng việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến rộng rãi các tầng lớp nhân dân.
Trong giai đoạn này, để đẩy lùi nạn dốt, ngành giáo dục đã kịp thời mở gần 400 lớp bổ túc văn hóa cho gần 10.000 người học. Mạng lưới vệ sinh phòng dịch, chữa bệnh trong nhân dân được phát triển, qua đó công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được quan tâm. Phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ trong nhân dân ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân. Ngoài ra, tỉnh cũng đã huy động được thêm các nguồn lực để xây dựng các cơ sở vật chất văn hóa… Cùng với đó, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác chính sách cho thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng; tổ chức tìm kiếm, cất bốc, quy tập hàng ngàn hài cốt liệt sĩ đưa về Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, huyện…
Mặc dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức nhưng phát huy tinh thần cách mạng của vùng đất miền Đông gian lao mà anh dũng, phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ Dầu Một - Sông Bé đã phát huy nội lực bắt tay nhanh vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất và xây dựng đời sống mới. Từ đó, hệ thống chính quyền các cấp được củng cố và phát huy hiệu quả hoạt động, động viên các tầng lớp nhân dân thi đua thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, tạo được bước đà quan trọng để Sông Bé sẵn sàng đón luồng gió đổi mới sau này. (còn tiếp)
Đến năm 1985, tỉnh Sông Bé đã đạt diện tích gieo trồng trên 180.250 ha, tăng 124.507 ha so với năm 1976; ngoài ra còn khai hoang phục hóa thêm được 2.100 ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp do đó tăng nhanh, năm 1985 đạt 420 tấn, năng suất lúa ruộng đạt 1,9 tấn, sản lượng cây công ngiệp ngắn ngày đạt 171,4 tấn, sản lượng cây công nghiệp lâu năm đạt 1,8 tấn. Năng suất lúa ruộng tăng, đẩy nhanh sự tăng trưởng của giá trị sản xuất nông nghiệp, lương thực bình quân nhân khẩu tăng từ 200 - 300kg. Số lượng gia súc gia cầm tăng lên một cách đáng kể, vấn nạn thiếu đói đã được giải quyết. Toàn tỉnh có 198 trường học phổ thông với 4.789 lớp, giáo viên phổ thông là 4.535 người. Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Phong trào xóa mù chữ, bổ túc văn hóa đã phát triển mạnh mẽ khắp tỉnh…