Thông tin được GS.TS Mai Trọng Khoa,ênbệnhnhânungthưởViệtNamtửvongsaumộtnămpháthiệkèo bóng đá c2 nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nhấn mạnh tại Hội nghị khoa học Quốc tế Hội miễn dịch trị liệu ung thư Việt Nam lần thứ nhất, diễn ra trong 2 ngày 1-2/8.
Tại hội nghị, Giáo sư Khoa dẫn lại số liệu của Globocan 2020 cho thấy mỗi năm nước ta có trên 182.000 ca mắc ung thư mới, trên 122.000 người tử vong. Bộ Y tế thống kê có hơn 354.000 người Việt Nam đang sống chung với ung thư.
Chia sẻ thêm, GS.TS Phạm Văn Thức, Chủ tịch Hội Miễn dịch trị liệu ung thư Việt Nam, cho biết không chỉ ở Việt Nam, tỷ lệ mắc và tử vong vì ung thư trên thế giới có xu hướng gia tăng do nhiều yếu tố khách quan như già hóa dân số, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ…
Theo Giáo sư Khoa, thời gian qua ngành y tế đã có nhiều cố gắng về cả chẩn đoán sớm và điều trị ung thư, một căn bệnh mạn tính không lây nhiễm. Việt Nam có hầu hết tất cả phương tiện chẩn đoán hiện đại, trong khi các phương pháp điều trị của Việt Nam cũng tiệm cận với thế giới.
Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, y học hạt nhân. Gần đây, hai biện pháp điều trị ung thư mới được nhắc đến nhiều là điều trị đích và điều trị miễn dịch.
Theo Giáo sư Khoa, về bản chất, điều trị đích là tác động, tiêu diệt trực tiếp và phá huỷ vào tế bào ung thư bằng kháng thể đơn dòng hoặc phân tử nhỏ, từ đó làm cho các tế bào ung thư không thể phân chia, nhân lên, tăng sinh; ngăn chặn sự phát triển các mạch nuôi khối u; gây độc tế bào ung thư...
Trong khi đó, cơ chế của điều trị miễn dịch ung thư liên quan chặt chẽ đến việc ức chế các điểm kiểm soát miễn dịch.
Theo Giáo sư Thức, phương pháp miễn dịch trị liệu ung thư đã được áp dụng rộng rãi, thành công ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Dù đã được chứng minh tính hiệu quả tuy nhiên hai phương pháp này vẫn không tránh khỏi hạn chế. Đơn cử, phương pháp điều trị đích sẽ không hiệu quả nếu khối u không có sự thay đổi gene hoặc protein cụ thể mà thuốc nhắm đến. Ngoài ra, khối u có thể không đáp ứng với thuốc điều trị; xuất hiện sự kháng thuốc điều trị đích sau thời gian điều trị, "chỉ là sớm hay muộn".
"Vẫn có một tỷ lệ bệnh nhân ung thư không có chỉ định điều trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích. Biến chứng dùng thuốc thường liên quan đến cơ chế miễn dịch, cơ chế tự miễn, nhiều khi trầm trọng, nặng…", Giáo sư Khoa nói.
Trong khi đó, điểm hạn chế của các thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch là việc đáp ứng điều trị sẽ tùy thuộc vào từng cá thể người bệnh cũng như các bệnh lý kèm theo. Phản ứng viêm do miễn dịch quá mức có thể xảy ra ở nhiều cơ quan, như viêm tuyến giáp, viêm cơ tim, viêm các tuyến nội tiết, viêm phổi kẽ,… ở nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể tử vong.
Hội nghị khoa học quốc tế Hội Miễn dịch trị liệu ung thư Việt Nam lần thứ nhất có sự tham gia của hơn 1.000 chuyên gia, cán bộ y tế trong nước và những quốc gia tên tuổi trong nghiên cứu miễn dịch trị liệu ung thư như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc. Trong 2 ngày diễn ra Hội nghị, có 40 báo cáo khoa học được trình bày.
PGS.TS Nguyễn Trung Chính, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, đơn vị đồng hành tổ chức hội nghị, cho biết đây là diễn đàn quan trọng để các chuyên gia miễn dịch trị liệu ung thư trao đổi cách chăm sóc toàn diện cho người bệnh trong bối cảnh ung thư ngày càng trẻ hóa.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các y, bác sĩ cập nhật các tiến bộ mới nhất, ứng dụng trong thăm khám và điều trị chuyên sâu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
Minh Anh
Chán ăn - dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư nguy hiểm bậc nhấtCó triệu chứng chán ăn trong 1-2 tuần, ông H. đến bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán ông mắc ung thư gan.