Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn của Nam Định năm 2021 như sau:
Dưới đây là đáp án gợi ý của đề Ngữ văn thi vào lớp 10 Nam Định do Hệ thống giáo dục Hocmai cung cấp:
Phần I. Trắc nghiệm
Phần II. Đọc - hiểu văn bản
Câu 1.Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: nghị luận.
Câu 2. Việc sử dụng lời nói trực tiếp của nhân vật Kim Woo Chung nhằm mục đích tạo tính chân thực,ĐápánđềthilớpmônNgữvăntạiNamĐịnhnăkèo 0,75 tin cậy và thuyết phục người đọc khi bày tỏ quan điểm về ước mơ.
Câu 3. Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể trình bày theo quan điểm của bản thân. Gợi ý:
Bản thân mỗi người có những quan điểm và ước mơ khác nhau nên khi thực hiện ước mơ không phải ai cũng giống ai, có thể đi ngược lại với quan điểm, sự nhìn nhận của xã hội. Tuy nhiên để thực hiện được ước mơ, con người cần quyết tâm và đi theo con đường chiếm lĩnh ước mơ mà mình đã đề ra.
Phần III. Tập làm văn
Câu 1.
1. Về hình thức
- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.
- Là đoạn văn đầy đủ dung lượng.
- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.
- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.
2. Về nội dung
a. Xác định vấn đề cần nghị luận
Vai trò của ước mơ
b. Triển khai vấn đề
- Giải thích:
Ước mơ là khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được về vật chất hoặc tinh thần. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người.
- Bàn luận:
Vai trò của ước mơ
+ Ước mơ tạo động lực để con người phấn đấu trong học tập, làm việc, rèn luyện bản thân.
+ Ước mơ, hoài bão giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách, chông gai trong cuộc sống.
+ Ước mơ giúp con người hoàn thiện bản thân mình trở nên tốt đẹp và có ích cho xã hội.
- Liên hệ bản thân:
Liên hệ về nhận thức và hành động của bản thân về mục đích, định hướng trong học tập và cuộc sống: Cần phải có ước mơ.
Câu 2.
1. Về hình thức
- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.
- Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.
- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.
2. Về nội dung
a. Xác định vấn đề cần nghị luận
Phân tích ba khổ thơ cuối tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của tác giả Phạm Tiến Duật.
b. Triển khai vấn đề
b. 1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu đoạn thơ và vấn đề nghị luận.
b.2. Thân bài
Phân tích đoạn thơ:
* Tình đồng đội thắm thiết (Hai khổ thơ đầu của đoạn thơ)
- Trải qua mưa bom, bão đạn, không chỉ có một mà có cả tiểu đội xe không kính gắn bó thân thiết:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi….
Đã về đây họp thành tiểu đội……”
- Sau những cung đường nguy hiểm các anh lại gặp nhau trong cái bắt tay độc đáo qua ô cửa kính vỡ: “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”
+ Bắt tay thắm tình đồng đội
+ Truyền cho nhau sức mạnh
+ Thay cho lời thề quyết thắng
- Khổ 6: Một bữa cơm nấu vội giữa rừng Trường Sơn mà tình đồng chí ấm áp như tình gia đình ruột thịt: “Bếp Hoàng Cầm …./gia đình đấy”.
+ Các anh chung bát đũa, chung mâm cơm, chung bếp lửa, chung tiếng cười rộn rã và chung cả con đường gian lao phía trước.
+ Khi hành quân, các anh chào hỏi động viên qua cảnh ngộ độc đáo. Lúc tới đích các anh nghỉ ngơi trò truyện nói lời tếu táo để rồi tất cả đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, trở thành hành trang để các anh mang theo trên chặng đường đánh Mĩ. Để rồi: “võng mắc chông chênh….trời xanh thêm”
+ Chông chênh - tư thế đu đưa,không thăng bằng,không chắc chắn
- Con đường gập ghềnh khó đi
→ Thể hiện sự gian khổ, khó khăn, nguy hiểm trên đường ra trận của những người lính lái xe.
+ Câu thơ “lại đi,lại đi, trời xanh thêm” điệp từ “lại đi” thể hiện nhịp sống và chiến đấu của tiểu đội xe không kính. Không 1 sức mạnh nào của đế quốc Mĩ có thể ngăn trở
=> Ẩn dụ “trời xanh thêm” => thể hiện niềm tin chiến thắng đang đến gần và niềm lạc quan phơi phới của người chiến sĩ.
* Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam (Khổ thơ cuối của đoạn thơ)
- Trải qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe ngày càng biến dạng: không kính, không mui, không đèn
+ Điệp ngữ “không có” lặp 3 lần và hình ảnh liệt kê đã nhấn mạnh sự thiếu thốn hỏng hóc của chiếc xe và sự ác liệt của chiến tranh.
- Nhưng không gì có thể cản trở được sự chuyển động của những chiếc xe không kính: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”.
- Đạn bom của đế quốc Mĩ có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không đè bẹp được tinh thần của những chiến sĩ lái xe.
- Xe vẫn chạy không chỉ vì động cơ máy móc mà còn vì động cơ tinh thần vì miền Nam phía trước. Tác giả lí giải thật bất ngờ : “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
- Đối lập: giữa không và có
Vật chất – tinh thần
→ Khổ thơ có sự đối lập giữa không và có, giữa vật chất và tinh thần. Đối lập với những cái không có ở trên là một cái có : đó là có “một trái tim”.
-Trái tim là hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho ng lính lái xe yêu nước dũng cảm.
Đồng thời là 1 ẩn dụ cho lòng yêu nước ,ý chí chiến đấu vì miền Nam
→ Như vậy, chỉ cần trong xe là một người lính yêu nước, can trường thì chiếc xe ấy vẫn băng ra chiến trường.
→ Trái tim là nhãn tự làm sáng bừng cả bài thơ, hội tụ vẻ đẹp người lính và để lại cảm xúc sâu lắng cho người đọc.
c.2. Kết bài
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
Thanh Hùng
Bài thi Ngữ văn kéo dài 120 phút là môn thi tự luận duy nhất. VietNamNet cập nhật nhanh nhất Đáp án môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021 và nhận định của các thầy cô giáo về độ khó của đề thi Văn năm nay.