游客发表

Chuyện thi bằng lái xe ở các quốc gia trên thế giới_kèo châu á hôm nay

发帖时间:2025-01-26 05:02:46

Quy định về đào tạo,ệnthibằngláixeởcácquốcgiatrênthếgiớkèo châu á hôm nay sát hạch cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam theo góc nhìn của các học viên là ngày càng chặt chẽ và khắt khe hơn.

Trong khi đó, hoạt động đào tạo và thi bằng lái ô tô tại các quốc gia khác trên thế giới cũng thay đổi theo từng ngày.

Vậy việc học và thi bằng lái ô tô tại các quốc gia khác diễn ra như thế nào và đâu là nơi khó lấy bằng lái nhất?

Top những quốc gia có kỳ thi lấy bằng lái khó nhất trên thế giới (Ảnh: Zutobi)

Theo nghiên cứu của The Telegraph, Croatia và Brazil là 2 quốc gia có kỳ thi sát hạch lái xe và cấp bằng lái khó nhất trên thế giới.

Tại Croatia, để có thể lấy được bằng lái ô tô, người dân phải trải qua một kỳ thi với các bài kiểm tra nghiêm ngặt và tốn kém cả thời gian lẫn tiền bạc. Học viên phải tham gia đủ từ 70 – 100 giờ học bắt buộc trước khi tham gia kỳ thi chính thức. 

Bên cạnh đó, người tham gia sẽ phải thực hiện các bài kiểm tra về sức khỏe, thậm chí là phân loại tính cách cũng như các bài test về kỹ năng lái xe.

Để lấy được bằng lái, người dân Croatia phải tốn tổng cộng 930 euro (khoảng 27 triệu đồng), đắt hơn khoảng 9 lần so với mức trung bình của thế giới.

 Các kỳ thi sát hạch lái xe tại các nước có độ khó khác nhau (Ảnh: Daily Mail)

Xếp sau Croatia là Brazil khi học viên tại đây phải tham gia đủ 60 giờ học, 45 giờ lý thuyết và 15 giờ thực hành trên đường.

Luật phát Brazil cũng quy định những người tham gia kỳ thi lấy bằng lái cần phải vượt qua bài kiểm tra sức khỏe và hành vi tâm lý trước khi thi. 

Anh cũng là một quốc gia khắt khe trong việc cấp bằng lái xe ô tô với độ khó đứng đầu châu Âu.

Tại Anh, công dân đủ từ 17 tuổi trở lên có thể bắt đầu tham gia khóa học lái ô tô. Thí sinh dự thi sẽ phải trải qua các bài kiểm tra về lý thuyết lái xe, bài thi trắc nghiệm và đánh giá rủi ro trên đường và bài kiểm tra lái xe thực tế. 

Trong thời gian gần đây, kỳ thi sát hạch lái xe ở Anh còn được bổ sung thêm bài lùi xe ra khỏi chỗ đỗ dọc và khả năng sử dụng bản đồ ảo.

Theo tờ The Week, trung bình chỉ có 46% người dự thi được cấp bằng lái ô tô tại Anh. Thậm chí có trường hợp trượt lý thuyết tới 110 lần hay trượt thực hành tới 36 lần.

Có những người tại Anh phải thi tới hàng chục lần mới có thể lấy bằng lái (Ảnh: Daily Mail)

Tại Đức, sau khi lấy được bằng lái xe, người dân nước này còn phải trải qua tiếp 2 năm thử thách. Trong khoảng thời gian này, nếu vi phạm luật giao thông mà không gây thiệt hại về người hay tài sản, họ sẽ phải tham gia các buổi tuyên truyền về luật giao thông đường bộ. Nếu nghiêm trọng hơn, họ có thể bị tước bằng lái vĩnh viễn.

Trái với những quốc gia trên, một số nước như Ấn Độ và Ai Cập lại có bài thi lấy bằng lái xe dễ đến khó tin.

Mặc dù được mệnh danh là nơi có nhiều con đường chết chóc nhất trên thế giới nhưng người thi lấy bằng lái ô tô tại Ấn Độ lại chỉ phải thi những bài kiểm tra cực dễ dàng. Tất cả những gì họ phải làm trong bài thi là lái xe đi thẳng về phía trước, sau đó rẽ trái và dừng trước một vật cản. 

Trong khi đó, kì thi sát hạch và lấy bằng lái xe tại Ai Cập cũng được xem là vô cùng dễ dàng. Người thi chỉ cần lái xe tiến lên và lùi lại là có thể lấy bằng lái.

Mặc dù đã được bổ sung thêm một số bài thi như lái xe tiến và lùi trong một khúc cua và một bài kiểm tra lý thuyết ngắn nhưng kỳ thi sát hạch lái xe tại Ai Cập vẫn được xem như là “một trò đùa”.

LTS:Kể từ ngày 15/6/2022, khi Thông tư 04/2022 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch cấp GPLX có hiệu lực, việc học và dạy lái xe được siết chặt lại. Các trung tâm đào tạo, sát hạch phải ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo, sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe, tăng thời gian thực hành trên đường,...

Các xe ô tô tập lái đều phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường (DAT). Học viên bắt buộc phải hoàn thành 24 giờ lái xe thực tế với quãng đường 710 km với giấy phép hạng B1 số tự động; còn hạng B2 và B1 số sàn phải chạy đủ tối thiếu 40 giờ với quãng đường 810 km.

Sự thay đổi mạnh mẽ này là chủ trương đúng đắn để tránh tình trạng học hình thức, học sơ sài, đối phó, nâng cao chất lượng học và dạy lái xe. Tuy nhiên, thực tiễn học lái xe hiện nay đang nảy sinh không ít tình huống dở khóc dở cười. Đồng thời, vẫn còn nhiều ý kiến về vấn đề an toàn giao thông khi học lái trên đường cao tốc, đường trường,... 

Ban Ô tô xe máy mở Diễn đàn "Học lái xe: Làm sao để tránh bệnh hình thức?". Mời bạn đọc gửi bài viết về trải nghiệm học lái của mình hoặc bài góp ý kiến đến email: [email protected]. Xin cảm ơn!

Minh Nhật (Theo Zutobi) 

Mời bạn đọc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Dân học lái xe 'méo mặt' khi phải hoàn thành 810 km đường trường với thiết bị giám sátQuy định về việc học viên muốn được cấp giấy phép lái xe phải hoàn thành tối thiểu 810 km đường trường với thiết bị giám sát quãng đường đang khiến cả người dạy và người học “méo mặt".

    热门排行

    友情链接