Ngày 7/10,ếuđiềudưỡngkhắpcácbệnhviệntừđakhoađếnchuyêlịch bóng đá anh tối nay Đoàn Đại biểu quốc hội TP.HCM đã làm việc cùng Sở Y tế TP.HCM và 25 bệnh viện công lập về vấn đề tự chủ, đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. Buổi làm việc nóng chuyện thiếu điều dưỡng khắp các bệnh viện từ đa khoa đến chuyên khoa.
Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, trước đây việc đào tạo hộ lý, điều dưỡng sơ cấp cần khoảng một năm. Theo lộ trình, đến năm 2025 tất cả điều dưỡng phải có trình độ cao đẳng, đại học.
Với yêu cầu này, thời gian học tập điều dưỡng kéo dài nhưng khi đi làm, hệ số lương thấp, áp lực nhiều, khối lượng công việc lớn. Bác sĩ Khanh cho rằng, nhu cầu của bệnh viện về điều dưỡng trình độ cử nhân chỉ chiếm khoảng 30-40%, còn lại là cần người chăm sóc trực tiếp bệnh nhân.
Do đó, ông Khanh đề xuất, cần duy trì loại hình đào tạo điều dưỡng trung cấp, sơ cấp, có thời gian đào tạo ngắn. Ở bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện hạng 1, tỷ lệ điều dưỡng trình độ cử nhân có thể chiếm tỷ lệ cao hơn, nhưng ở tuyến quận huyện, chỉ nên duy trì 40-50%.
So với các bệnh viện đa khoa, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM còn gặp khó hơn ở nhóm nhân sự này. Theo đó, bệnh viện sau khi tuyển dụng điều dưỡng đa khoa sẽ phải đào tạo lại về y học cổ truyền mới có thể làm việc.
Trong khi đó, nhóm y sĩ y học cổ truyền dù phù hợp hơn với yêu cầu bệnh viện nhưng lại không được tuyển. Theo quy định, y sĩ y học cổ truyển phải học qua điều dưỡng, có chứng chỉ hành nghề rồi mới được tuyển dụng.
“Vậy chúng ta có cơ chế đặc thù gì cho riêng y học cổ truyền khi tuyển dụng hay không? Thực sự, y sĩ y học cổ truyền đào tạo qua điều dưỡng nhanh hơn và đáp ứng công việc tốt hơn", đại diện bệnh viện nói.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ ở các bệnh viện công lập đang giảm dần. Về lý thuyết, cần 3-4 điều dưỡng/bác sĩ nhưng hiện nay tỷ lệ này là 1,86, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc chăm sóc bệnh nhân.
Nguyên nhân được cho là do chế độ, chính sách hiện nay chưa phù hợp với áp lực công việc của điều dưỡng, hộ sinh. Chưa có chế độ, chính sách hỗ trợ thu nhập giữ chân được người có tay nghề, người đang cống hiến cho các đơn vị y tế công lập trực thuộc. Ngoài ra, còn do khó khăn, bất cập trong việc nâng chuẩn trình độ của điều dưỡng, hộ sinh lên trình độ cao đẳng.
“Ở bệnh viện nhi hay lão khoa, cần người chăm sóc, thường xuyên liên tục. Khi người bệnh cần, nhấn nút gọi là có ngay. Nhưng thực tế, mỗi đêm trực, một khoa có khoảng 70 bệnh nhân nhưng cao nhất chỉ có 3 điều dưỡng. Nếu không có loại hình trung gian sẽ rất khó”, ông Dũng bày tỏ.
Trước tình hình trên, Sở Y tế TP.HCM đề nghị bổ sung đào tạo chức danh trợ lý điều dưỡng. Trợ lý điều dưỡng có các nhiệm vụ như: Giúp bệnh nhân trong việc vệ sinh cá nhân, sắp xếp giường bệnh, hỗ trợ di chuyển trong bệnh viện, lấy dấu hiệu sinh tồn, hỗ trợ 1 số việc khác do điều dưỡng quản lý phân công..
Ở nhiều quốc gia, điều dưỡng có nhiều loại hình chức danh khác nhau. Trong đó có điều dưỡng chính (thực hành có giấy phép, chứng chỉ hành nghề), trợ lý điều dưỡng (chỉ cần giấy chứng nhận, không cần chứng chỉ hành nghề, đào tạo ngắn hạn ít nhất 3 tháng).
Chia sẻ trong buổi làm việc, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, ngành y tế TP theo đuổi 2 mục tiêu. Thứ nhất, dù phát triển thế nào cũng phải đảm bảo công bằng chăm sóc sức khỏe cho người giàu và người nghèo. Thứ 2, đảm bảo sự công bằng giữa các nhân viên y tế với nhau.
“Mục tiêu thứ 2 dù ít nói ra nhưng chúng tôi rất lo lắng và phải làm cho được”, ông Thượng nhấn mạnh, càng ngày, chênh lệch thu nhập giữa các cơ sở y tế lại khác nhau càng nhiều. Trong khi về sức lao động, chưa chắc nơi có thu nhập cao làm nhiều hơn cơ sở có thu nhập thấp (trong khối y tế công lập).
“Có nơi chênh lệch thu chi cả trăm tỷ, có nơi chênh lệch về âm. Vậy chính sách sắp tới có điều tiết được không, điều tiết sao mà vẫn còn động lực. Tôi phải nói ra điều này, đang có sự mất chênh lệch và công bằng”, ông Thượng tâm tư.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng cho rằng, thời gian tới, nếu sửa đổi riêng luật Khám chữa bệnh cũng chưa thể giải quyết được hết các vấn đề của y tế. Tuy nhiên, phải sửa sớm vì nhiều điều đã quá lạc hậu.
Ví dụ, trợ lý điều dưỡng rất cần cho các bệnh viện. Thế giới đã làm từ lâu nhưng Việt Nam lại nâng trình độ điều dưỡng lên đại học gây ra thiếu hụt lực lượng lao động chăm sóc người bệnh.
评论专区