Bạn nghĩ rằng Facebook và cả người anh em Instagram đã có một năm tưng bừng rực rỡ với số lượng người tăng trưởng không ngừng. Thế nhưng bạn đã nhầm,ựcsựvừatrảiquamộtnămrấtkinhkhủtỷ lệ tỷ số đó chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm.
Khi năm 2016 đã gần kết thúc, hãy cùng nhìn lại một năm tăng trưởng và cũng nhiều bất ổn của mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook. Bạn nghĩ rằng như năm trước, hay năm trước nữa, Facebook có một năm tưng bừng rực rỡ với số lượng người tăng trưởng không ngừng. Cả “anh em” của mạng xã hội này là Instagram cũng đang hái ra tiền khi số người dùng thường xuyên hàng tháng đã vượt mốc 600 triệu. Thế nhưng, khi con số người dùng tăng lên thì đồng nghĩa với trách nhiệm cũng tăng. Đặc biệt là khi giờ đây bạn gần như trở thành một chiếc kính để nhiều người nhìn ra thế giới bên ngoài.
Về mặt thống kê, mức tăng trưởng như vậy là ổn. Nhưng ngấm ngầm sau đó, Facebook và thậm chí là cả Twitter đã có một năm kinh khủng. Facebook đang là tâm điểm của hàng loạt chỉ trích liên quan đến vấn đề tin giả mạo. Chẳng hạn như trên mạng xã hội này xuất hiện những bài viết cho rằng "Donald Trump là người gây ra vụ khủng bố 11/9". Đó hoàn toàn là thông tin giả mạo và cũng gần như là lừa đảo. Trong một vài trường hợp, một người hiểu biết về công nghệ có thể rất dễ dàng phát hiện ra các câu chuyện giả mạo hiện lên News Feed của mình. Tuy nhiên, hầu hết người sử dụng Facebook lại không thể làm được điều đó.
Chuyện thường xuyên xảy ra trên Facebook là như thế này: Một người vô tư chia sẻ một bài viết mà chẳng kiểm tra kỹ nguồn, và điều này có thể châm ngòi cho hàng loạt chia sẻ khác chỉ trong vòng vài phút sau. Như vậy tin giả mạo có thể lan truyền thậm chí là còn mạnh mẽ hơn tin tức thật. Việc này xảy ra trong suốt vài tháng diễn ra cuộc bầu cử tại Mỹ. Và khi hàng triệu con người dựa vào nguồn tin đó, coi chúng như tin tức thật hàng ngày, hình dung ra một thế giới dựa trên những tin tức giả, mọi chuyện trở nên hết sức đáng sợ.
Ban đầu Facebook chối bỏ trách nhiệm liên quan đến nội dung và cho rằng mình không phải là một công ty truyền thông hay tin tức. Tuy nhiên, đầu tháng vừa rồi, Faebook tuyên bố sẽ hợp tác với các bên thứ 3 để kiểm tra chéo tính chính xác của thông tin nhằm điều tra các nội dung bị người sử dụng cắm cờ, đánh dấu vi phạm. Khi một nguồn của đường dẫn bị đánh dấu vi phạm, một lá cờ cảnh báo sẽ được thêm vào, mặc dù vậy, điều này không thể cấm mọi người tiếp tục chia sẻ thông tin đó. Hệ thống mới sẽ vẫn cần được cải tiến thêm bởi việc kiểm tra chéo hàng triệu bài đăng trên Facebook mỗi ngày gần như là điều bất khả thi.
Facebook đang dấn thân vào công việc kinh doanh dựa trên chia sẻ. Mạng xã hội này không thể ngăn mọi người đăng bất cứ thứ gì lên nền tảng của công ty. Mặc dù hệ thống mới là một khởi đầu không tệ, nhưng không gì có thể đảm bảo rằng nó sẽ khắc phục triệt để được vấn đề.
Song tầm ảnh hưởng khủng khiếp của tin tức giá mạo chứng minh rằng Facebook thực sự phải có trách nhiệm đảm bảo rằng cộng đồng khổng lồ của mình không bị nhồi nhét những thông tin sai sự thật vào đầu. Nếu nó không làm được như vậy, người dùng có quyền bỏ mạng xã hội này đi để đến với một mạng xã hội khác phản ánh thế giới một cách trung thực hơn.
Hơn bao giờ hết, đã đến lúc mạng xã hội Facebook cần lùi lại một bước và nhìn lại dịch vụ của mình, bởi vấn đề họ vướng phải trầm trọng hơn nhiều. Nó giống như bề nổi của một tảng băng chìm có nguy cơ làm Facebook vỡ tan nếu đâm phải.
Theo ICTnews/TNW