Thủ tục của mỏ đất san lấp 'phải thực hiện như một mỏ vàng'_xem kết quả tỷ số bóng đá hôm nay

World Cup2025-01-11 02:04:536754

Chiều nay 22/4,ủtụccủamỏđấtsanlấpphảithựchiệnnhưmộtmỏvàxem kết quả tỷ số bóng đá hôm nay tại Phiên họp 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Xây dựng luật để khắc phục nhiều bất cập

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh cho biết, sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản năm 2010, hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản cơ bản đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; đẩy mạnh điều tra địa chất về khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; quản lý khoáng sản ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Nhiều chính sách quan trọng vẫn còn nguyên giá trị và được tiếp tục kế thừa.

Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh.

Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi Luật vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Thứ nhất,Luật Khoáng sản chưa quy định quản lý nhà nước về địa chất, nhất là quản lý thống nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành; đặc biệt chưa thống nhất quản lý thông tin, dữ liệu địa chất như Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị đã nêu.

Thứ hai,thủ tục hành chính cấp phép về khoáng sản làm vật liệu san lấp còn phức tạp; chưa phân loại các đối tượng khoáng sản để áp dụng thủ tục hành chính tương ứng, phù hợp (thủ tục của mỏ đất san lấp phải thực hiện như một mỏ vàng).

Thứ ba,việc thu tiền cấp quyền khai thác theo trữ lượng khoáng sản còn gặp nhiều bất cập như: Tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng khoáng sản được phê duyệt chưa đảm bảo tính chính xác; thu tiền cấp quyền khai thác trước khi tiến hành khai thác không tạo điều kiện cho Doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản mỏ; trường hợp khai thác không đủ trữ lượng được cấp phép hiện chưa có quy định việc hoàn trả tiền cấp quyền.

Việc xây dựng luật nhằm tạo hành lang pháp lý toàn diện trong việc bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và cộng đồng dân cư nơi có hoạt động khoáng sản. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương....

Thẩm tra, Thường trực Ủy ban KH,CN&MT cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành luật với những lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung thông tin, đánh giá tác động chính sách đầy đủ hơn đối với các nội dung chính sách mới, có tác động đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước; sử dụng ngân sách nhà nước; mở rộng quyền của tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản; tiếp tục rà soát dự thảo luật với các luật liên quan.

Liên quan đến phân nhóm khoáng sản, cơ quan thẩm tra cơ bản thống nhất với quy định phân thành 4 nhóm khoáng sản như dự thảo luật, trong đó tách riêng nhóm khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường (nhóm III) và khoáng sản làm vật liệu san lấp (nhóm IV).

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng một số loại khoáng sản có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nên khó xác định thuộc nhóm khoáng sản nào, gây chồng chéo thẩm quyền quy hoạch khoáng sản giữa Bộ TN&MT và UBND cấp tỉnh.

Cũng theo cơ quan thẩm tra, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn các loại khoáng sản nhóm IV và làm rõ nội hàm khoáng sản “chỉ phù hợp với mục đích làm vật liệu san lấp” để đơn giản hóa thủ tục khai thác cát sông, cát biển làm vật liệu san lấp...

Cần tạo hành lang pháp lý cho khai thác cát biển?

Thảo luận, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị xem xét bổ sung quy định về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến cát biển thay thế cát sỏi lòng sông, bởi đây là yêu cầu thực tiễn.

Dẫn số liệu thống kê cả nước có 330 mỏ cát sông với trữ lượng khoảng 2,3 tỷ m3, ông Bùi Văn Cường cho rằng chỉ đủ nhu cầu san lấp chứ chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng.

Hơn nữa, khai thác cát, sỏi lòng sông cũng để lại nhiều hệ quả nhãn tiền, nhất là ảnh hưởng môi trường, biến đổi dòng chảy, sạt lở nhà cửa, đê điều, công trình xây dựng.

Tổng Thư ký cũng cho biết, trữ lượng cát biển của nước ta khoảng 196 tỷ m3, nhưng chưa đủ hành lang pháp lý khai thác, sử dụng nên dẫn tới chậm hoặc không thể thăm dò, khai thác do chưa có quy trình kỹ thuật chuẩn hướng dẫn.

“Để hạn chế và tiến tới dừng khai thác cát sỏi lòng sông, chuyển sang cát biển thay thế thì luật nên quy định về quy hoạch, khai thác cát biển để có cơ sở pháp lý phục vụ nhu cầu sử dụng cát biển trong tương lai”,  ông Bùi Văn Cường đề xuất.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ góp ý vào dự thảo luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ góp ý vào dự thảo luật.

Góp ý vào dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị làm rõ nhiều nội dung cụ thể. Ví dụ luật này không đề cập dầu, khí nhưng nói đến than bùn, than nâu và thực tế có mỏ than khó khai thác song khí than lại có thể khai thác. Điều này dẫn đến có sự giao thoa trong quản lý của Tập đoàn Than khoáng sản và Tập đoàn Dầu khí, đòi hỏi vai trò quản lý tổng hợp, do đó cần làm rõ nguyên tắc phân chia.

Hay dự thảo đề cập khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, song chưa rõ thẩm quyền quyết định đưa vào dự trữ là của Thủ tướng Chính phủ, bộ hay địa phương.

Ngọc Thành(VOV.VN)
本文地址:http://game.rgbet01.com/html/605e499288.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Công an xác minh cô gái ở Đắk Lắk kêu cứu vì bị phát tán ‘ảnh nóng’

Tư thế ngủ tiết lộ tình trạng hôn nhân của bạn

Chồng ngoại tình đã về bên vợ con nhưng vân thương nhớ bồ nhí

Ôtô giá rẻ tại Việt Nam không còn 'nghèo' trang bị

Xuất tinh ra máu là bệnh gì

Quyến rũ… chồng

Khi Djokovic giữ thể diện cho đối thủ

5 lỗi sai phổ biến gây mất điểm trong bài thi PTE Listening

友情链接