Hệ thống quản lý thi THPT quốc gia được bảo mật như thế nào?_kèo cúp c2 châu âu
Năm 2016 là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT tổ chức cho các thí sinh đăng ký xét tuyển sinh trực tuyến vào các trường đại học,ệthốngquảnlýthiTHPTquốcgiađượcbảomậtnhưthếnàkèo cúp c2 châu âu cao đẳng trong cả nước, bên cạnh hình thức đăng ký xét tuyển trực tiếp tại trường và qua đường bưu điện. Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, có 3 đợt đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016, bắt đầu từ 1/8 đến hết ngày 21/9/2016; việc đăng ký xét tuyển sinh trực tuyến sẽ kết thúc trước 1 ngày so với mốc thời gian quy định trong lịch xét tuyển. Thời điểm hiện tại, các thí sinh đăng đăng ký xét tuyển sinh đợt bổ sung đầu tiên (từ ngày 21/8 đến hết 31/8/2016).
Tập đoàn Viettel là đối tác được Bộ GD&ĐT chọn để phối hợp triển khai xây dựng Hệ thống quản lý thi giúp Bộ tổ chức và quản lý thành công kỳ thi THPT quốc gia. Hệ thống cho phép quản lý thống nhất toàn bộ dữ liệu các khâu chính trong một kỳ thi THPT quốc gia gồm: quản lý hồ sơ đăng ký, tổ chức thi, quản lý kết quả thi, xét tuyển tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng thay thế cho công tác quản lý thủ công và phân tán trước đây; Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ tập trung và trực tuyến, đảm bảo tính chính xác, minh bạch, cập nhật và đồng bộ. Đặc biệt đối với thí sinh, hệ thống cung cấp các chức năng, tiện ích cho phép thí sinh có thể nắm bắt mọi thông tin liên quan đến thí sinh trong kỳ thi một cách tức thời.
Đội dự án Hệ thống quản lý thi THPT quốc gia thuộc Trung tâm Giải pháp CNTT Viettel 1 (VIT1) của Viettel cho biết, công tác bảo mật cho hệ thống là một yếu tố được Viettel đặc biệt chú trọng.
Cụ thể, hệ thống được thiết kế phân lớp riêng gồm lớp ứng dụng và lớp cơ sở dữ liệu, phân thành 2 vùng truy cập dành cho thí sinh và vùng dành cho các cấp quản lý (các điểm tiếp nhận, cụm thi, Sở và Bộ GD&ĐT) nhằm đảm bảo chia tải cũng như đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống, khi một vùng truy cập gặp sự cố sẽ không ảnh hưởng đến vùng còn lại.
Bên cạnh đó, vùng truy cập dành cho thí sinh được Viettel thiết kế gồm nhiều server (máy chủ) ảo, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đồng thời, Viettel đã đầu tư 4 hệ thống tường lửa, 4 hệ thống cân bằng tải, 4 hệ thống chuyển mạch và 40 máy chủ vật lý cấu hình cao. Hệ thống phần mềm có giải pháp đảm bảo tính bảo mật tốt (sử dụng giải pháp mạng riêng ảo VPN để xác thực tài khoản).