TheườimuaiPhonechínhhãngcầnhóađơnđểđượcbảohànhởViệbongdo đại diện một cửa hàng điện thoại lớn tại Hà Nội, người dùng các sản phẩm của Apple được bán ra từ tháng 10 như iPhone 13 series, MacBook Pro 2021, Apple Watch Series 7 sẽ phải cung cấp hóa đơn để được bảo hành tại Việt Nam. Chính sách này có thể tác động đến hoạt động mua bán lại thiết bị Apple trên thị trường chợ đen. Trước đó, quy định này đã được áp dụng cho mặt hàng iPad, AirPods.
Trả lời thắc mắc của khách hàng qua điện thoại về chính sách mới, nhân viên của trung tâm bảo hành Apple Thuận Mỹ, Thảo Điền, thành phố Thủ Đức, TP.HCM cho biết người dùng iPhone 13 series chính hãng phải cung cấp hóa đơn giá trị gia tăng để được hỗ trợ bảo hành. Theo nhân viên chăm sóc khách hàng, quy định mới được áp dụng từ ngày 25/10.
Chính sách mới nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ
Vì ảnh hưởng của dịch bệnh, nguồn hàng Apple cung cấp cho thị trường Việt Nam không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Tại giai đoạn mở bán iPhone 13, xuất hiện tình trạng dân buôn gom hàng số lượng lớn để đầu cơ, bán lại kiếm lời.
"Trong hôm 22/10 trên thị trường chợ đen có nhiều người rao bán suất cọc iPhone 13 hoặc bán lại máy chính hãng với giá cao hơn đại lý uỷ quyền 2-5 triệu đồng", ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện truyền thông của hệ thống CellphoneS trả lời Zing.
Người dùng iPhone 13 chính hãng cần cung cấp hóa đơn để được bảo hành. |
Tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên, người bán lại iPhone thường không cung cấp hóa đơn mua hàng, hóa đơn giá trị gia tăng cho khách.
"Năm ngoái tôi có mua một chiếc iPhone 12 chính hãng từ người quen. Họ chỉ đưa cho tôi phiếu bảo hành dạng cá nhân. Tôi cũng không yêu cầu loại giấy tờ này vì biết máy VN/A được bảo hành mà không cần hóa đơn", ông Lê Khánh, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM chia sẻ.
Do đó, việc Apple áp dụng chính sách bảo hành bằng hóa đơn sẽ có tác động đến hoạt động mua bán lại sản phẩm chính hãng.
“Điều này gây ảnh hưởng đến thị trường mua bán lại máy Apple chính hãng. Trước mắt có thể tác động đến quyền lợi của khách không mua sản phẩm trực tiếp từ đại lý chính hãng hoặc không giữ hóa đơn giá trị gia tăng”, ông Nguyễn Lạc Huy cho biết.
Theo ông Huy, để đảm bảo quyền lợi, người dùng nên yêu cầu cửa hàng cung cấp hóa đơn giá trị gia tăng khi mua sắm thiết bị Apple.
Trao đổi với Zing, đại diện FPT Shop cho biết người mua iPhone tại hệ thống đều được nhận hóa đơn giá trị gia tăng. Theo ông Nguyễn Lạc Huy, CellphoneS cũng cung cấp đầy đủ hóa đơn cho khách mua hàng.
Dân buôn có cách để vượt mặt quy định bảo hành
Tuy nhiên, theo giới kinh doanh iPhone, chính sách này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của thị trường bán lại thiết bị Apple.
Người kinh doanh đã có cách đối phó với chính sách bảo hành mới. |
“Trước iPhone, Apple đã yêu cầu hóa đơn để bảo hành iPad, AirPods chính hãng. Chúng tôi cam kết bảo hành với người dùng. Khi sản phẩm gặp vấn đề, tôi sẽ báo nguồn hàng lấy hóa đơn để đem đi bảo hành chính hãng”, T.H, một người kinh doanh iPhone lâu năm tại Hà Nội chia sẻ.
Tuy nhiên, một số người dùng tỏ ra lo ngại trước quy định bảo hành mới. "Nếu theo chính sách mới, người bán có cam kết bảo hành thì tôi cũng không yên tâm. Tôi sẽ ưu tiên mua máy từ đại lý để nhận hóa đơn giá trị gia tăng, chắc chắn được bảo hành chính hãng", ông Lê Khánh chia sẻ.
Trước đó, một số đại lý áp dụng chính sách yêu cầu người mua phải bóc hộp, kích hoạt iPhone 13 ngay tại cửa hàng để chống tình trạng đầu cơ. Theo người bán iPhone, việc bóc hộp và kích hoạt có thể ảnh hưởng đến giá máy, nhưng không đáng kể. Mức lợi nhuận vẫn rất cao nên dân buôn sẵn sàng đặt số lượng lớn.
Ngoài ra, theo đại diện một đại lý chính hãng lớn, Apple thường thay đổi quy định bảo hành mà không đưa ra thông báo rộng rãi. "Đây không phải thay đổi chính sách toàn cầu mà chỉ là một giai đoạn tại thị trường Việt Nam. Các yêu cầu này dựa trên chính sách chung của hãng. Đồng thời, Apple cũng không hay có những phát ngôn hay thông báo cụ thể về vấn đề này", người này cho biết.
(Theo Zing)
Nhiều mẫu iPhone 13 khan hiếm tại đại lý được cửa hàng nhỏ, người kinh doanh cá nhân bán lại với giá chênh lệch 2-5 triệu đồng.