Đọc,ấuhiệucủađứatrẻdễthànhcôngtrongtươkeo bd m88 viết tốt: Tạp chí Personality and Social Psychology từng tiến hành phân tích dữ liệu từ 346.660 học sinh trung học ở Mỹ. Sau khi kiểm tra kết quả vào 11 và 50 năm sau, tác giả Marion Spengler cùng các đồng sự nhận thấy những người đọc, viết tốt từ nhỏ thường có học vấn cao hơn, tìm được công việc tốt với mức thu nhập cao. Ảnh: Kids VT. |
Thích đến trường: Nghiên cứu của Spengler cũng cho thấy thích đến trường là một trong những yếu tố báo trước thành công sau này. “Hành vi của đứa trẻ tại trường trung học ảnh hưởng lâu dài tới cuộc sống tương lai”, nhà nghiên cứu Marion Spengler cho hay. Ảnh: Spnannies. |
Là học sinh có trách nhiệm: Nhóm nghiên cứu của Spengler còn kết luận những học sinh có trách nhiệm, đi học đầy đủ, làm bài tập nghiêm túc thường có cuộc sống thành công hơn so với những người chểnh mảng lúc trên ghế nhà trường. Ảnh: AdobeStock. |
Chăm làm việc nhà: Julie Lythcott-Haims, cựu trưởng khoa tại ĐH Stanford, Mỹ, tác giả cuốn How to Raise an Adult, từng chia sẻ: “Đứa trẻ không nấu ăn có nghĩa ai đó đã làm hộ trẻ. Lúc đó, trẻ không chỉ mất đi năng lực làm việc mà còn bỏ lỡ cơ hội để hiểu rằng cần phải hoàn thành công việc và ai cũng phải đóng góp vào đó”. Bà đưa ra kết luận dựa trên nghiên cứu kéo dài 80 năm về ảnh hưởng của làm việc nhà đối với cơ hội thành công sau này, do ĐH Harvard tài trợ. Ảnh: AdobeStock. |
Học toán từ sớm: Greg Duncan, nhà nghiên cứu từ ĐH Northwestern (Mỹ), cùng đồng sự nghiên cứu 35.000 trẻ mầm non ở Mỹ, Canada, Anh. Kết quả cho thấy việc phát triển kỹ năng toán học từ sớm mang lại lợi thế lớn cho trẻ. Nó không chỉ phản ánh khả năng học toán, mà còn bộc lộ năng lực đọc, viết của đứa trẻ trong tương lai. Ảnh: Gocoderz. |
Bướng bỉnh: Phụ huynh thường thấy bực mình khi con bướng bỉnh nhưng đôi khi, việc họ chịu đựng sự bất trị của con lại có lợi cho đứa trẻ sau này. Nghiên cứu dữ liệu của học sinh các trường tại Luxembourg vào thập niên 60 thế kỷ trước, đăng trên tạp chí Developmental Psychology, chỉ ra rằng những đứa trẻ dám chống lại quyền lực, cãi ý bố mẹ, thường học lên cao và kiếm công việc tốt hơn người nghe lời gia đình răm rắp. Ảnh: Getty Images. |
Gan góc: Nhà tâm lý học Angela Duckworth từ ĐH Pennsylvania (Mỹ) phát hiện những đứa trẻ gan góc thường dễ thành công hơn trong tương lai. Đơn giản, người có tính cách này từ nhỏ thường kiên trì với mục tiêu của mình, đặc biệt những mục tiêu dài hạn. Họ nỗ lực, dám mạo hiểm và không dễ bỏ cuộc. Ảnh: Twitter. |
Theo Zing
Đối với bọn trẻ tuổi teen, mạng xã hội là con dao hai lưỡi, có ích lợi đấy nhưng cũng không ít cạm bẫy, ảnh hưởng tiêu cực do trẻ vốn tò mò và nhận thức chưa đầy đủ, đến nơi đến chốn.