发布时间:2025-01-27 10:00:52 来源:PhongThuyBet 作者:La liga
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao quyết định thăng quân hàm cấp Tướng cho các sỹ quan quân đội cao cấp. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Nhân 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam,Đàotạođộingũcánbộquânđộkết quả giải bóng đá ý Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Thiếu tướng, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đình Minh, Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng với nhan đề: "Đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội - Những kinh nghiệm lịch sử."
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc;” mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém; nên “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 269).
Đội ngũ cán bộ quân đội là một bộ phận đội ngũ cán bộ của Đảng. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ là công việc gốc; là một nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đến sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta.
Thực tiễn đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội trong bảy thập kỷ qua đã để lại nhiều kinh nghiệm lịch sử có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, cần được nghiên cứu nghiêm túc và vận dụng phù hợp trong xây dựng quân đội hiện nay.
Thứ nhất, phải quán triệt sâu sắc quan điểm giai cấp của Đảng trong đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội.
Đây là vấn đề cơ bản; là kinh nghiệm lịch sử đặc biệt quan trọng trong đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội cần được tiếp tục nhận thức, quán triệt và vận dụng đúng đắn trong bối cảnh mới. Công tác cán bộ là công việc của Đảng, đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội là một nội dung trọng tâm của công tác cán bộ. Do đó, đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội phải quán triệt và thực hiện nhất quán quan điểm giai cấp, phải giữ vững tính đảng, tính chính trị, tính tư tưởng trong tất cả các khâu, các bước của quá trình đào tạo. Quan điểm giai cấp phải được thực hiện nhất quán từ tạo nguồn, tuyển chọn nguồn vào đào tạo, đến đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ, trong đó cần chú trọng đào tạo cán bộ là người có thành phần xuất thân từ các tầng lớp nhân dân lao động.
Trong thực tiễn, Đảng đã chú trọng lựa chọn đào tạo cán bộ trong những người ưu tú xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức cách mạng, coi đó là vấn đề có tính nguyên tắc, tiêu chuẩn để tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ. Quán triệt quan điểm giai cấp không có nghĩa là hẹp hòi, cứng nhắc hoặc coi nhẹ việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, không gắn quá trình đào tạo với những biến đổi sâu sắc và phát triển không ngừng của hiện thực xã hội, của thực tiễn cách mạng đất nước và thế giới. Vì vậy, Đảng cũng rất chú trọng đến việc lựa chọn, đào tạo và sử dụng những người ưu tú xuất thân từ các tầng lớp khác được rèn luyện thử thách, một lòng một dạ phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân, bảo đảm tin cậy về chính trị.
Kinh nghiệm này chỉ ra rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững và quán triệt sâu sắc quan điểm giai cấp vì đó là nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội. Thực hiện quan điểm giai cấp cần phải tránh những biểu hiện lệch lạc tả hoặc hữu; hoặc sa vào chủ nghĩa thành phần, hẹp hòi, thành kiến; hoặc lại xem nhẹ nguồn gốc xuất thân trong tuyển chọn, đào tạo cán bộ quân đội. Sự trung thành với lý tưởng của giai cấp công nhân, với lợi ích của Nhân dân, dân tộc, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội... phải là những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong lựa chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội ở mọi thời kỳ.
Thực tiễn cho thấy, mọi cán bộ quân đội nếu được đào tạo, giáo dục, rèn luyện trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, không ngừng nâng cao giác ngộ chính trị, có tri thức toàn diện đều có điều kiện phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Coi nhẹ, buông lỏng quan điểm giai cấp trong đào tạo cán bộ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự vững mạnh của đội ngũ cán bộ quân đội mà còn tác động đến xây dựng quân đội về chính trị, với những hậu quả khó lường.
Quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội cho thấy, quan điểm giai cấp đã được quân đội ta quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc và vận dụng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.
“Công tác tuyển chọn nguồn đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng từng bước được nâng lên” (Đảng ủy Quân sự Trung ương, Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương Về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, Nxb QĐND, H. 2007, tr. 4);
“Cán bộ đi học phần lớn được lựa chọn chặt chẽ, hầu hết được rèn luyện thử thách qua hoạt động thực tiễn; kiên định vững vàng về chính trị, phẩm chất đạo đức tốt” (Đảng ủy Quân sự Trung ương, Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 93/NQ-ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương, số 87/NQ-ĐUQSTW, ngày 23 tháng 3 năm 2004, Tài liệu in, tr. 3).
Vì vậy, quân đội đã xây dựng được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của Đảng, nhiệm vụ của quân đội, góp phần quan trọng làm cho quân đội ta thực sự là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; được Nhân dân tin cậy, yêu mến.
Hai là, thường xuyên bám sát và trực tiếp phục vụ đường lối của Đảng, nhiệm vụ của quân đội, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.
Kinh nghiệm này là sự phản ánh tính chính trị, tư tưởng chỉ đạo và phương châm đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội. Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta đều xác định nguyên tắc, nội dung và biện pháp công tác cán bộ và đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội. Đường lối, nhất là đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng quyết định nội dung công tác cán bộ, nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội. Do đó, đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội phải xuất phát và gắn với đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, nhiệm vụ của quân đội trước mắt và lâu dài.
Lịch sử xây dựng và phát triển của quân đội đã có lúc do sự phát triển của nhiệm vụ mà nhu cầu cán bộ quân đội tăng lên đột biến. Nhờ thường xuyên bám sát đường lối quân sự, quốc phòng, quán triệt và chấp hành tốt nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quân uỷ Trung ương, toàn quân đã nỗ lực, khắc phục khó khăn, chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội và thường xuyên đáp ứng kịp thời nhu cầu về cán bộ cho các nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng.
Với sự nhạy bén chính trị và chủ động dự kiến các tình huống, quy mô phát triển lực lượng của quân đội, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội đã có dự báo chuẩn bị, triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều biện pháp phù hợp.
Quân ủy Trung ương đã chỉ rõ bài học quan trọng: “Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải thường xuyên quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”(Đảng ủy Quân sự Trung ương, Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương Về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, Nxb QĐND, H. 2007, tr. 8).
Tuy nhiên, trong thực tiễn “Quá trình thực hiện chủ trương đại học hóa đội ngũ sĩ quan đã bộc lộ những vấn đề cần đầu tư nghiên cứu như: giữa đào tạo và sử dụng; số lượng và chất lượng; giữa cán bộ lãnh đạo, chỉ huy với chuyên môn nghiệp vụ; giữa thường trực và dự bị... Nhìn chung, việc đổi mới đào tạo cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển cả trước mắt cũng như lâu dài”(Bộ Quốc phòng, Quốc phòng Việt Nam trong quá trình đổi mới (1986-2005), Nxb QĐND, H. 2006, tr. 69).
Kinh nghiệm này chỉ ra rằng, mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau, nhiệm vụ của quân đội có sự phát triển đòi hỏi đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội cũng có sự phát triển, song phải bám sát, phục vụ tốt nhiệm vụ của Đảng và quân đội trong từng giai đoạn cách mạng.
Chỉ có thường xuyên bám sát và trực tiếp phục vụ đường lối của Đảng, nhiệm vụ của quân đội, chủ động, sáng tạo trong tổ chức đào tạo thì mới có thể có được đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Không bám sát vào đường lối của Đảng, trực tiếp là đường lối quân sự, quốc phòng, nhiệm vụ của quân đội, thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội không thể đạt kết quả mong muốn, thậm chí nảy sinh nhiều bất cập gây hậu quả tiêu cực.
Ba là, thường xuyên đổi mới công tác đào tạo, gắn đào tạo tại trường với thực tiễn, gắn đào tạo với sử dụng.
Đây là kinh nghiệm lịch sử quan trọng, trực tiếp thể hiện sâu sắc phương châm nhà trường gắn với đơn vị; thao trường gắn với chiến trường; đào tạo gắn với sử dụng trong đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội. Nhiệm vụ của cách mạng, của quân đội luôn vận động, phát triển. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội cũng phải có sự phát triển phù hợp. Vì thế, mục tiêu, quy trình, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với giai đoạn trước, nhưng lại có thể không còn thích ứng với giai đoạn sau. Khi thực tiễn thay đổi, thì phải đổi mới mục tiêu, quy trình, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Phải gắn đào tạo với sử dụng cán bộ. Nếu sự gắn bó này không tốt sẽ gây lãng phí trong đào tạo dẫn đến hậu quả tiêu cực trong công tác sử dụng cán bộ quân đội.
Thực tiễn đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội cho thấy, đã có sự đổi mới, phát triển từng bước vững chắc, gắn đào tạo theo cấp học với bậc học; đào tạo với nhu cầu thực tiễn xây dựng quân đội; đào tạo cán bộ với bố trí, sử dụng cán bộ. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mục tiêu, quy trình, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo cán bộ quân đội đều hướng vào việc củng cố, hình thành, phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết trực tiếp đáp ứng nhu cầu chiến tranh giải phóng dân tộc.
Trong thời kỳ hòa bình, nhất là từ khi đổi mới đất nước, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội “đã có nhiều cố gắng trong đổi mới, hoàn thiện quy trình, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo đối với từng bậc học và trình độ đào tạo”(Đảng ủy Quân sự Trung ương, Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương Về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, Sđd, tr. 5-6).
Việc đào tạo “theo chức vụ có trình độ học vấn tương ứng và nâng cao học vấn đội ngũ sĩ quan đạt kết quả tốt.
Tổ chức dạy - học, rèn luyện đúng quy chế của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Thực hiện tốt kế hoạch gửi đào tạo ở các trường trong và ngoài nước”(Đảng ủy Quân sự Trung ương, Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương Về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, Sđd, tr. 4).
Tuy nhiên, có lúc “Việc gắn nhà trường với đơn vị, gắn đào tạo với sử dụng chưa được thực hiện chặt chẽ”(Đảng ủy Quân sự Trung ương, Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 93/NQ-ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương, số 87/ĐUQSTƯ, ngày 23 tháng 3 năm 2004, Tài liệu in, tr. 10);
“Việc thực hiện chủ trương đại học hóa chưa thật nhất quán, lúc mở rộng, lúc lại co hẹp, chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nòng cốt về kỹ thuật quân sự, cán bộ kế cận và bồi dưỡng nhân tài quân sự cho đất nước”(Bộ Quốc phòng, Quốc phòng Việt Nam trong quá trình đổi mới (1986 - 2005), Sđd, tr.69).
Điều đó đã làm cho chất lượng đội ngũ cán bộ còn có mặt hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn, cán bộ ra trường sau một thời gian dài mới có thể bắt nhịp với thực tiễn huấn luyện, chiến đấu và xây dựng của các đơn vị quân đội.
Kinh nghiệm lịch sử này chỉ ra rằng, thực tiễn nhu cầu sử dụng cán bộ là những yếu tố cơ bản quy định mục tiêu, quy trình, chương trình, nội dung và phương thức đào tạo cán bộ; đào tạo lại phải đáp ứng nhu cầu thực tiễn và sử dụng cán bộ. Mối quan hệ biện chứng thống nhất ấy cần phải thường xuyên nhận thức đúng và thực hiện tốt trong đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội.
Bốn là, thường xuyên chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường quân đội.
Đây là vấn đề mấu chốt, giữ vai trò đặc biệt quan trọng; là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội. Nếu không thường xuyên chăm lo kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thì không thể tạo được sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội.
Thực tế đã khẳng định: Những thành tựu của công tác đào tạo cán bộ quân đội trong thời gian qua trước hết bắt nguồn từ sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và quân đội; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội phải thường xuyên chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường quân đội.
Kinh nghiệm cho thấy, phải có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học, bậc học và trình độ đào tạo. Đội ngũ này phải được ưu tiên tuyển chọn từ những người giỏi, được đào tạo cơ bản, có nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý giáo dục, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, yêu nghề giáo và trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Việc tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá đúng năng lực, đạo đức nghề nghiệp, chất lượng, hiệu quả công tác. Có cơ chế miễn nhiệm, chuyển công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, không tâm huyết, trách nhiệm với nghề thầy giáo.
Tạo điều kiện để thu hút chuyên gia tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các cơ sở đào tạo trong quân đội. Như vậy, cần phải kiện toàn hệ thống nhà trường tham gia đào tạo giảng viên mới, bồi dưỡng giảng viên đang giảng dạy, đảm bảo đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội trong tình hình mới.
Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội.
Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội. Đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, cấp ủy đảng các cấp, từ tạo nguồn, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng, rèn luyện cán bộ; phải thật sự thấm nhuần nguyên tắc: Công tác cán bộ là công tác của cấp ủy đảng. Mọi sự xa rời nguyên tắc đó, tách rời công tác cán bộ với công tác xây dựng Đảng, để cho cá nhân thao túng sẽ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, gây những hậu quả tiêu cực đối với công tác cán bộ (Xem: Tổng cục Chính trị, Lịch sử Công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-2000), Nxb QĐND, H. 2002, tr. 713).
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong bất kỳ tình huống nào, cấp ủy đảng cũng phải lãnh đạo tất cả các khâu, các bước của công tác cán bộ, phải quan tâm lãnh đạo công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội. Muốn vậy, phải xây dựng cơ quan chính trị, đội ngũ làm công tác cán bộ có năng lực chuyên môn giỏi, có phẩm chất tốt, trung thực, công tâm để giúp cấp ủy đảng làm tốt công tác cán bộ và đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội.
Những kinh nghiệm lịch sử về đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội phân tích trên là những kinh nghiệm cơ bản, được rút ra từ thực tiễn xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta suốt bảy thập kỷ qua. Các kinh nghiệm có quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau cùng phản ánh điều kiện, cơ sở, tính quy luật của quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội nói chung, đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội nói riêng, cần phải được vận dụng tốt, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng quân đội, xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới./.
Theo TTXVN
相关文章
随便看看