Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới nhận bằng Tiến sĩ danh dự ĐHQG Hà Nội_bdkq u23 chau a
Việc trao bằng Tiến sĩ danh dự của ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cho GS Klaus Schwab nhằm tri ân những đóng góp to lớn của ông trong việc thúc đẩy các sáng kiến toàn cầu,ủtịchDiễnđànKinhtếthếgiớinhậnbằngTiếnsĩdanhdựĐHQGHàNộbdkq u23 chau a đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển bền vững, cách mạng Công nghiệp 4.0 và đổi mới sáng tạo.
Với tư cách là nhà sáng lập WEF, GS Klaus Schwab đã tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng, kết nối các nhà lãnh đạo chính trị, doanh nghiệp và học giả trên toàn cầu.
Các sáng kiến mà ông khởi xướng như Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại TPHCM và Chương trình phát triển kỹ năng cho lực lượng lao động Việt Nam, không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong kỷ nguyên số, mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội Việt Nam.
Cùng ngày, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự tọa đàm "Hạ tầng số - năng lượng xanh: Vươn mình trong kỷ nguyên thông minh".
GS Klaus Schwab sinh năm 1938 tại Ravensburg - Đức, là nhà kinh tế học và kỹ sư nổi tiếng toàn cầu, được biết đến với vai trò sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF).
Ông tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Fribourg và Tiến sĩ Kỹ thuật tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich), sau đó tiếp tục hoàn thành chương trình Thạc sĩ Quản trị Công tại Trường Chính phủ John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard (Mỹ).
Năm 1971, ông thành lập Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, ban đầu chỉ là một cuộc họp nhỏ dành cho lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu. Dưới sự dẫn dắt của ông, WEF trở thành diễn đàn toàn cầu, quy tụ các nhà lãnh đạo để thảo luận về các vấn đề cấp bách như toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Năm 1998, ông đồng sáng lập Quỹ Schwab cho doanh nghiệp xã hội cùng vợ (Hilde Schwab). Quỹ tìm kiếm, nhận diện và triển khai các sáng kiến khởi nghiệp xã hội để cải thiện mức sống của người dân. Quỹ hỗ trợ hơn 350 doanh nhân xã hội trên toàn thế giới.
GS Klaus Schwab đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và tích hợp kinh tế toàn cầu. Ông khởi xướng nhiều sáng kiến và dự án quan trọng, bao gồm Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu, Mạng lưới các nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu (Young Global Leaders) và các sáng kiến về công nghiệp 4.0.
WEF dưới sự lãnh đạo của GS Klaus Schwab đã trở thành một diễn đàn có ảnh hưởng lớn đến các chính sách và quyết định của các chính phủ, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Diễn đàn đã đóng góp vào việc định hình các cuộc thảo luận về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng, và tương lai của việc làm.
相关文章
'Vua bánh mì' tập 78: Ông Tài cay đắng khi bị Gia Bảo dày vò
Ông Tài cay đắng khi bị Gia Bảo dày vò:Trong tập 78 phim Vua bánh mì, ông Đạt (Cao Minh Đạt) chính t2025-01-25Báo Indonesia tiến cử HLV Ten Hag thay thế Shin Tae Yong
Sau trận thua 0-4 trước Nhật Bản, HLV Shin Tae Yong đã hứng chịu sức ép rất lớn từ dư luận Indonesia2025-01-25Mike Tyson vs Jake Paul: Cuộc so găng triệu USD, tranh cãi bậc nhất lịch sử
Cuối cùng, trận đấu được mong chờ ở làng quyền anh giữa Mike Tyson và Youtuber (người làm nội dung t2025-01-25Tranh cãi xung quanh vụ nữ vận động viên billiards tố bị quỵt tiền
Vận động viên bức xúcTrên trang cá nhân của mình, vận động viên (VĐV) môn billiards Nguyễn Hoàng Yến2025-01-25Thách thức danh hài: Trấn Thành tiếp tục làm giám khảo mùa 4
Vừa bước qua bão scandal nhưng Trấn Thành vẫn “vững vàng” giữ ghế giám khảo Thách thức danh hài mùa2025-01-25Thể Công Viettel thua cay đắng trước CLB Thanh Hóa dù chơi hơn người
Tâm điểm của vòng 8 V-League là trận đấu giữa Thể Công Viettel với Thanh Hóa trên sân Hàng Đẫy, khi2025-01-25
最新评论