Đối với tầng lớp trung lưu ở thành thị của Trung Quốc,ựtuyệtvọngcủagiớitrunglưuTrungQuốctrongthươngchiếnMỹkết quả club leon những người được hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế của đất nước trong vài thập kỷ qua và có thể cho rằng cuộc sống sẽ tốt hơn, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ đang mang đến tương lai không chắc chắn cho họ, buộc người dân tìm kiếm bất kỳ thông tin nào về cuộc chiến thương mại.
“Làm ơn hãy nói cho tôi hiểu đúng nghĩa về tác động của cuộc chiến thương mại đối với cuộc sống của những người dân bình thường như chúng ta. Cảm ơn”, bà Su Gengsheng, một nhà văn và blogger nổi tiếng Trung Quốc với hơn 300.000 người theo dõi, viết trên Weibo chỉ 4 ngày sau khi Mỹ tăng thuế đối với 200 triệu USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Bài đăng này đáng chú ý vì Su vốn là một blogger chuyên về mỹ phẩm và trang điểm chứ không hề liên quan đến chính trị. Câu hỏi dường như nói lên suy nghĩ của nhiều người theo dõi bà Su, nên nhanh chóng thu hút hàng ngàn câu trả lời, thích và chia sẻ. Các bình luận nhanh chóng bị chặn với lý do “vi phạm luật và quy định thích hợp” nhưng bài của bà Su vẫn được hiển thị.
Thương chiến Mỹ-Trung đang khiến giá thực phẩm ở đất nước tỷ dân tăng cao. Ảnh: Reuters |
Dù khó tiếp cận được những tin tức chưa thông qua kiểm duyệt, xã hội Trung Quốc đang dần cảm nhận được tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại. Điều này đặc biệt đúng đối với những người có nhiều tài sản như cổ phiếu và bất động sản, những cơ hội cho con đi du học ở Mỹ.
Những lời kêu gọi của chính phủ, kêu gọi mọi người hãy “thắt lưng buộc bụng” và chuẩn bị cho những khó khăn kéo dài, đang làm tăng nỗi lo của những người đã làm việc chăm chỉ để có một cuộc sống thoải mái hơn.
“Chúng tôi đã từng nghĩ rằng chiến tranh thương mại là điều tuyệt đối không thể xảy ra. Bây giờ tôi bắt đầu lo sợ đồng Nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá trong tương lai gần, và tình hình thậm chí sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều nếu Mỹ-Trung bị cuốn vào một cuộc chiến kinh tế toàn diện, không chỉ về thương mại và công nghệ mà còn cả về mảng tài chính và thị trường tiền tệ”, một nhà xuất khẩu ở Quảng Châu nói..
“Tôi rất mong rằng nỗi sợ của mình là không cần thiết, nhưng tôi không thể ngừng lo lắng về việc này. Có lẽ tôi phải lên kế hoạch đề phòng như tiết kiệm tiền bằng đồng Yen Nhật hay USD để đề phòng trong trường hợp cực kỳ khẩn cấp. Vấn đề có thể sẽ không phát sinh nhưng tôi phải đề phòng cho gia đình mình”, ông kết luận.
Giá cả thực phẩm ở Trung Quốc tăng 6,1% trong tháng 4 vừa qua, do giá thịt lợn và trái cây tăng cao. Giá thịt lợn đã tăng từ 5,1% lên 14,4% hồi tháng 3/2019. Tuần trước, Bắc Kinh thành lập một lực lượng đặc biệt để theo dõi tình hình việc làm trong cả nước, nhấn mạnh sự quan tâm đang tăng lên của chính phủ đối với tình trạng thất nghiệp do sự leo thang của cuộc thương chiến với Mỹ và việc cắt giảm nhân viên ở các công ty như Sony Mobile, Cisco Systems và Oracle.
“Tỷ giá sắp lên mức 1USD đổi được 7 NDT (trước đây là 6,3-6,7NDT), một gói nho khoảng 500 gram đã ở mức 30NDT (4,3USD). Ngày càng có nhiều tin tức về tác động của thương chiến và việc nó đã bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng tôi như thế nào”, anh Yan Chao, quản lý của một công ty quảng cáo ở Thượng Hải nói.
Thương chiến Mỹ-Trung gây ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế người dân Trung Quốc. Ảnh: FMSH |
“Công việc rất quan trọng đối với tôi, vì vợ tôi làm nội trợ và chúng tôi có con gái hai tuổi. Bố mẹ tôi là bác sĩ đã nghỉ hưu. Vợ chồng tôi định đi vay để có tiền mua xe mới nhưng có lẽ sẽ tốt hơn nếu chúng tôi trì hoãn kế hoạch đó cho đến năm sau khi tình hình kinh tế trở nên chắc chắn”, anh Yan Chao nói thêm.
“Là một người làm trong lĩnh vực công nghệ, tôi hoàn toàn hiểu rằng nếu quan hệ Trung-Mỹ tiếp tục xấu đi, hoặc nếu Trung Quốc mất nhiều đơn hàng từ các nước phương Tây, nhiều chuỗi cung ứng công nghiệp từng phát triển mạnh trong quá khứ sẽ sớm phải loại bỏ”, anh Li Yue, một kỹ sư điện tử tại Thâm Quyến nói.
Trong khi đó, lại có nhiều người dân Trung Quốc khác đang cố gắng bảo vệ tài sản của mình.
“Tôi nghe nói một số người giàu có đến các ngân hàng ở Hong Kong để mua vàng miếng và giữ chúng trong ngân hàng để đảm bảo an toàn. Đó là một lựa chọn tốt nếu bạn không lạc quan về tình hình triển vọng kinh tế và giá trị của đồng NDT, nhưng trào lưu này chỉ mới xuất hiện. Hiện chưa nhiều người mua vàng miếng, chủ yếu họ mua và dự trữ đồng USD”, anh Li Zhenbiao, làm dịch vụ giúp người Trung Quốc mua tài sản nước ngoài ở Quảng Châu nói.
Những khoản nợ cá nhân cũng là một mối lo ngại khác của người Trung Quốc nếu nền kinh tế nước này chững lại. Anh Eli Mai, 35 tuổi, giám đốc bán hàng tại Quảng Châu sở hữu hai căn hộ với tổng giá trị khoảng 7 triệu NDT (25 tỷ VND) với khoản vay 2 triệu NDT có thế chấp.
Anh Mai dành phần lớn tiền lương hàng tháng, khoảng 15.000NDT (53 triệu VND), để trả nợ, trong khi gia đình anh sử dụng thu nhập của vợ anh để chi tiêu hàng ngày. Đầu năm ngoái, anh Mai cảm thấy công việc của mình bị đình trệ và chi tiêu của gia đình đang lớn hơn thu nhập. Do vậy, anh đã vay 300.000NDT (hơn 1,1 tỷ VND) từ một ngân hàng địa phương với lãi suất 5% và dùng số tiền này để đầu tư vào công ty du lịch của một người bạn.
“Việc làm ăn này hiện chưa có lãi. Tôi chỉ cầu cho thương chiến sẽ kết thúc sớm nhất có thể. Nhưng tôi nghĩ kết thúc có hậu có lẽ vẫn là một tương lai xa vời”, anh Mai nói.
Tuấn Trần