Vượt khó mạnh dạn lên sàn Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ An Phát,ĐắkNôngtrênnềntảngsốsoi kèo moldova TP. Gia Nghĩa hiện có 3 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao gồm: mắc ca sấy, thanh rong biển kẹp hạt và thanh hạt dinh dưỡng. Ngoài ra, công ty còn có hàng chục sản phẩm thuộc các dòng hạt và trái cây sấy từ nguồn nguyên liệu địa phương và nước ngoài. Theo chị Trần Thị Dịu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ An Phát, TP. Gia Nghĩa, trong vài năm gần đây, doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc bán hàng trên các nền tảng số và mạng xã hội. Chị đã tham gia nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng về các hình thức bán hàng hiện đại do các cấp, ngành, và đoàn thể tổ chức. Các sản phẩm của công ty đã mở bán trên các sàn thương mại điện tử. Nhờ đó, chị và đội ngũ bán hàng của công ty đã được trang bị kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cơ bản để hội nhập vào thế giới thương mại số. Với sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp đã nhanh chóng tiếp cận các nền tảng thương mại số, tìm hiểu các yêu cầu, quy định ràng buộc và thực hành mở bán các sản phẩm trên các sàn như OCOP, Bưu điện, Shopee, TikTok. Từ đầu năm 2024, chị đã mạnh dạn ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ mới để quảng bá và bán hàng như sử dụng trí tuệ nhân tạo để viết nội dung và sản xuất video về sản phẩm. Việc ứng dụng công nghệ đã giúp chị mở rộng độ tiếp cận khách hàng và sản phẩm bán ra cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, sản lượng hàng bán qua các sàn vẫn còn ít so với mong muốn của chị. Công ty mạnh dạn đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Chị cũng cho biết, mặc dù đã nỗ lực nhưng kết quả vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Chị gặp khó khăn khi tiếp cận các nền tảng số vì mỗi nền tảng có những quy định khác nhau về việc mở gian hàng, quản lý gian hàng, quy cách đăng bán, cập nhật và chiết khấu. Sản phẩm của chị phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm cùng loại, và quá trình xây dựng niềm tin với khách hàng rất dài. Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ như chị còn gặp hạn chế về nguồn lực, kỹ năng giao tiếp và tạo dựng lòng tin. Cần thêm những trợ lực Cũng theo chị Dịu, việc bán hàng trên các nền tảng số là tất yếu, do đó chị vẫn kiên trì đưa sản phẩm của mình lên các sàn thương mại điện tử để từng bước xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, doanh nghiệp của chị cần những trợ lực mạnh mẽ hơn trong việc cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới để tạo thêm lòng tin và uy tín cho khách hàng. Tương tự, anh Nguyễn Kiến Phương, Giám đốc HTX Nông nghiệp Dịch vụ bơ núi lửa Krông Nô, đã đưa sản phẩm bơ đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao lên các sàn thương mại điện tử. Thế nhưng, anh gặp khó khăn về công nghệ, nhân lực và việc đầu tư thường xuyên cho các kênh bán hàng hiện đại. Anh cũng nhận thấy rằng người tiêu dùng hiện nay vẫn ít biết đến các sản phẩm đạt sao OCOP. Anh Phương cho rằng, trong thời gian tới, Nhà nước và các chủ thể cần tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng. Ngoài việc định hướng doanh nghiệp phát triển sản phẩm đúng tiêu chí, cần tập trung nâng cao nhận thức người tiêu dùng để định hình xu hướng tiêu dùng sản phẩm đặc trưng, đặc sản địa phương OCOP. Hiện nay, đa phần người tiêu dùng còn chưa biết hoặc ít tin dùng sản phẩm OCOP của Đắk Nông dù đã đạt nhiều chứng nhận về chất lượng. Qua nhận định của cơ quan chức năng cho thấy, sản phẩm của Chương trình OCOP còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các sàn thương mại điện tử, một phần do chủ thể chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, nên khó cạnh tranh về mặt công nghệ với các công ty lớn. Để bán được sản phẩm OCOP tại các đô thị lớn, cần có các kênh thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm. Vì vậy, rất cần có chính sách hỗ trợ của Nhà nước để đào tạo, nâng cao năng lực cho các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP, giúp họ đổi mới sáng tạo, đổi mới mẫu mã sản phẩm đặc sắc của cộng đồng bản địa, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, đến nay các cấp, ngành, đoàn thể tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng cho các chủ thể OCOP để đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Tỉnh đã đạt 100% sản phẩm OCOP có mặt trên các sàn thương mại điện tử, tuy nhiên tỷ lệ giao dịch qua sàn vẫn chưa cao, chỉ khoảng 30%. Những tồn tại và hạn chế trong giao dịch thương mại điện tử của nông sản và sản phẩm OCOP của tỉnh nói chung là do các chủ thể vẫn chưa thấy hết được tầm quan trọng của sàn thương mại điện tử, vẫn còn quen với phương thức kinh doanh truyền thống. Nhiều sản phẩm OCOP có tính mùa vụ, thời gian thu hoạch và sử dụng ngắn, việc bảo quản khó khăn; quy trình đóng gói, bảo quản và vận chuyển để bảo đảm độ tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng chưa bảo đảm. Đối với các sản phẩm nông sản tươi chưa chế biến như bơ, sầu riêng, xoài, việc vận chuyển và bảo quản chất lượng đến tay người mua gặp nhiều khó khăn, trọng lượng sụt giảm và hư hỏng nhiều đã ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng. Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng và địa phương với doanh nghiệp đầu mối hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử vẫn còn nhiều bất cập. Việc cung cấp danh sách hộ sản xuất nông nghiệp, chủ thể OCOP và sản phẩm thương mại để được hỗ trợ còn chậm, thiếu thông tin cơ bản nên việc đưa sản phẩm lên sàn không kịp thời. Thương mại điện tử đang bùng nổ, việc hỗ trợ cho các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP tiếp cận các sàn thương mại điện tử là rất cần thiết và điều này cần sự hỗ trợ của toàn hệ thống chính trị. Các sàn thương mại điện tử và đơn vị cung ứng cần đồng hành cùng với các cơ quan Nhà nước để hỗ trợ các chủ thể, nhất là những chủ thể vừa và nhỏ, mới khởi nghiệp, thông qua các khóa đào tạo và kênh tuyên truyền. Qua đó, giúp các chủ thể sản xuất ra sản phẩm tốt hơn, và người tiêu dùng cũng hiểu biết hơn về sản phẩm để lựa chọn vào giỏ hàng. Theo TRẦN THỊ THOAN (Báo Đắk Nông) |