Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành,ểmtrahoạtđộnglivestreambánhàty so và ty le địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Công điện nêu rõ, những năm qua, thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng lớn trong thương mại toàn cầu.
Tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số cũng đã phát triển tích cực, trở thành kênh phân phối quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần phát triển các dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán điện tử.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công tác quản lý thu thuế…
Để đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát các văn bản pháp luật hiện hành để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý thương mại điện tử.
Bộ Công Thương cũng được yêu cầu khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nghị định này phải được trình trước ngày 15/6/2024 nhằm tăng cường chế tài xử lý hành vi vi phạm về lưu trữ và cung cấp thông tin đối với các chủ thể hoạt động thương mại điện tử.
Thủ tướng yêu cầu tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt Kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.
Bộ Công Thương cần phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân không kê khai, nộp thuế theo quy định.
Song song đó, Bộ Công Thương được giao đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao tinh thần tuân thủ pháp luật và bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng; tăng cường công tác cảnh báo, hướng dẫn người tiêu dùng qua thương mại điện tử; kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử.
Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các địa phương tổ chức, triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường năng lực cạnh tranh.
Công điện của Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan ban ngành có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động livestream bán hàng, đồng bộ dữ liệu dân cư với dữ liệu hộ tịch, thuế, ngân hàng… và tăng cường giám sát các giao dịch trực tuyến, chống gian lận thương mại.
Bộ trưởng Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng các giải pháp công nghệ nhằm tăng cường giám sát, quản lý các giao dịch trên môi trường trực tuyến, chống các hành vi gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bộ TT&TT được yêu cầu phối hợp với Bộ Công Thương trong việc cung cấp thông tin, quản lý người dùng mạng xã hội có hoạt động thương mại điện tử, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường quản lý thuế đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ nội dung số xuyên biên giới để tạm dừng, thu hồi giấy phép hoạt động trên môi trường mạng đối với các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan phát triển các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động thương mại điện tử.
Đại biểu 'truy' Bộ trưởng việc quản lý livestream bán hàng thu trăm tỷ mỗi ngàyĐại biểu Đỗ Chí Nghĩa chất vấn và tranh luận với Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên về các phiên bán hàng livestream thu trăm tỷ đồng, giá thấp bất thường và giải pháp quản lý.(责任编辑:Cúp C2)