VietNamNet đến thăm nghệ sĩ Mạc Can một chiều cuối năm 2020. Ông hiện sống trong căn nhà nhỏ của em gái ở Hóc Môn,ƯớcnguyệncuốiđờicủanghệsĩMạkeo bong da tv TP.HCM.
Một tiếng rưỡi nói được vài chục từ, hễ ăn là chực nôn
Trong căn nhà nhỏ nhưng tươm tất, chỗ nghỉ của nghệ sĩ Mạc Can là chiếc giường đặt dưới gầm cầu thang. Tiếp đón phóng viên là bà Dương Thị Mai, em gái ông. Bà nói: "Trong mấy anh em, ông thứ 3, tôi thứ 4, Yến là em út. Căn nhà này của Yến. Hồi xưa, ông sống một mình bên Thanh Đa (TP.HCM). Giờ ông yếu quá nên phải trả nhà, dọn về đây dưỡng bệnh”.
Biết có người đến thăm, Mạc Can cố đứng dậy. Ông đi từng bước khó nhọc bằng khung tập đi, được bà Mai dìu. Nghệ sĩ đã yếu đi nhiều sau vài đợt nhập viện trong năm 2020. Ông hiện không thể tự đi một mình. Bà Mai vừa xoa bóp chân cho anh trai, kể rằng lúc bệnh trở nặng, hai cẳng chân ông sưng to, rồi dần phù nề cả nửa thân dưới. Ông bị bệnh tim, gout, thấp khớp, loét dạ dày...
“Tôi mới nhận chăm ông mấy tháng nay. Bác sĩ không yêu cầu tái khám nhưng uống hết thuốc phải lấy thuốc mới. Ông uống thuốc mỗi ngày. Có mấy tháng thôi mà ông xuống sắc, xuống sức vậy đó”, bà nói.
Trong một gần 1 tiếng rưỡi đồng hồ, Mạc Can nói được vài chục từ. Hỏi về ăn uống, ông nói: Ngon lành; về giấc ngủ, ông nói: Ngủ được; về bệnh tình, ông nói: Vẫn khỏe; ở nhà thế nào, ông nói: Thoải mái;… Cuộc trò chuyện cứ thế diễn ra. Ông bị líu lưỡi, nói năng khó nhọc nên thường không muốn nói nhiều. Cả bà Mai, bà Yến đều vất vả để biết ông muốn gì.
Dù vậy, sự hài hước, lạc quan của Mạc Can như xưa nay không thay đổi. Ông nói gì cũng thú vị. Hỏi ông mỗi ngày ra sưởi nắng bao lâu? Ông nói: Nửa ngày(thực tế chỉ khoảng 1 giờ). Hỏi ông năm nay bao nhiêu tuổi? Ông nói: Bốn mươi mấy(ông sinh năm 1945, năm nay 75 tuổi). Hỏi vì sao ông không thích xem TV? Ông trả lời: TV không thích tui.
Cuộc sống của Mạc Can hiện gói gọn trong căn nhà nhỏ. Nơi xa nhất ông có thể đi là sân nhà, cách giường ông khoảng 5m. Ông ăn mỗi ngày chỉ 2 bữa, lần nào cũng nôn hoặc chực nôn, uống nước luôn bị sặc. Mạc Can chỉ có thể ăn cháo yến đóng gói – loại cháo nhuyễn có thể nuốt, không thể cho thêm gì vào vì chỉ một chút lợn cợn là ông không ăn được. Mỗi lần ăn, bà Mai đút cháo bằng đúng nửa muỗng cà phê, nhiều hơn là ông chực nôn. Ăn quá ít, Mạc Can phải uống thêm sữa để đủ sức uống thuốc.
Dĩ nhiên vì không thể tự đi lại, mọi sinh hoạt cá nhân đều do bà Mai hoặc bà Yến thực hiện. “Anh mình già cả rồi, tụi tôi không ngại cũng không thấy phiền hà. May mọi sinh hoạt của ông đều đúng giờ giấc”, bà Mai nói.
Khao khát, trông chờ đồng nghiệp thăm
Mỗi ngày Mạc Can dậy lúc 8 giờ sáng, rửa mặt, thay đồ, ăn cháo rồi uống thuốc. Buổi trưa, ông uống sữa, chiều được dìu ra sân ngồi. Ban đêm, ông ngủ rất ít, thường nằm nhắm mắt chứ không ngủ, đến 4h sáng mới thực sự ngủ ngon. Sau này, bà Mai mới biết anh trai thường cố gắng tự ngồi dậy buổi đêm vì không muốn làm phiền mình.
“Ông là vậy, không khỏe cũng không bao giờ nói, có đau có mệt cũng kêu là khỏe. Mấy hôm trời lạnh, đêm ngủ, ông rên hừ hừ, sáng hôm sau lại nói là ngủ ngon”, bà Mai cho hay. Rồi bà nói chậm rãi: “Mấy hôm nay ông đỡ mệt, đỡ đau, mừng lắm. Mỗi ngày, Yến đi chợ, nấu ăn rồi đi làm, tôi thì theo sát ông. Ông đi bước nào, tôi đi bước đó, ông có thể ngã ngang bất cứ lúc nào. Bạn biết rồi đó, chỉ cần một cú ngã, ông có thể…”, rồi bỏ lửng.
Nghệ sĩ Mạc Can. |
Vì không thể đi quá khoảng sân nhà, Mạc Can thương nhớ công việc, bạn bè, đồng nghiệp; khao khát được thăm. Lúc phóng viên hẹn gặp, bà Yến nói: “Bạn chỉ cần nói hẹn buổi sáng là được, đừng nói mấy giờ. Nếu biết giờ, ông sẽ bỏ bữa để ngồi trông, tội lắm!”. Bà Mai nói thêm: “Ông hay quên nhưng ai hứa tới thăm đều nhớ rất rõ. Hễ nghe tiếng xe, ông ngóng lên ngóng xuống, đứng ngồi không yên vì tưởng có ai tìm gặp”.
Mạc Can bị yếu tay, không dùng được điện thoại. Ông trách “cái điện thoại kỳ cục” vì “nói nó không nghe”. Người nghệ sĩ già nhớ đồng nghiệp vô cùng nhưng không tự bấm gọi được. Ngược lại nếu ai gọi, ông cũng không thể tự nghe. Nhiều lần, Mạc Can cố gắng bấm loạn xạ rồi ấn nhầm nút tắt. Khi phóng viên VietNamNet đến, ông mừng rỡ, nắm tay chặt tay phóng viên, đặt lên ngực, trán một cách thân tình.
Năm 2019, Mạc Can còn khỏe. Ông thuê căn trọ để đi quay phim, viết sách báo… tự làm mọi thứ. Căn phòng bé xíu nhưng cơ man là sách báo. Ông ở một mình nhưng không biết chăm sóc bản thân. Hễ tập trung viết, ông lại nấu một nồi cơm nhỏ ăn trong 2 ngày nên sinh bệnh.
Trong vài người tới thăm từ khi Mạc Can về Hóc Môn, bà Mai nhận ra danh ca Phương Dung, một vài người chung đoàn phim với ông trước đây. Phương Dung có gửi ông ít tiền tiêu, trước đó còn có Trấn Thành và Khương Dừa.
Số tiền ấy rất quý vì mỗi tháng, Mạc Can sống hoàn toàn vào 2,6 triệu đồng do Hội Sân khấu TP.HCM hỗ trợ. Thời còn khỏe, ông thường tự đi lĩnh tiền, giờ ủy quyền cho cháu ruột nhận thay. “Ngoài ra không còn khoản tiền gì, hoặc có thì giờ ông cũng không nói được nên tôi chẳng biết”, bà Mai chép miệng.
Mạc Can rất sợ đi bệnh viện, phiền hay mệt chỉ là thứ yếu, nguyên do chính là ông sợ không có tiền trả mà mỗi lần nhập viện hết mười mấy triệu đồng. Bà Mai nói: “Hồi trước, ông không bao giờ nói cho ai biết mình bệnh tật, đau ốm. Sau này, tụi tôi biết tính ông nên cũng không thông báo. May sinh hoạt phí cũng không là bao. Vậy mà tiền bên Hội Sân khấu vẫn không đủ mua thuốc, Yến thường xuyên phải bù tiền túi vào”.
Bà Mai chăm sóc anh trai Mạc Can. |
Ước nguyện giản đơn nhưng xa vời
Nghệ sĩ Mạc Can hiện lúc nhớ lúc quên, nói năng khó nhọc nhưng nhắc đến phim là ông nhớ rõ, nói nhiều, nét mặt rạng rỡ. Ông hóm hỉnh nói về phim: Nhớ thấy mẹ!; và nói về viết sách, báo: Có tiền sao không nhớ?
Khi phóng viên hỏi: Phim nào ông nhớ nhất?, Mạc Can bất ngờ nói thành câu: “Nhớ thì nhớ nhiều, làm sao nhớ hết được”; và trả lời câu Ông hiện mong ước gì?rằng: “Đóng nhiều phim. Phim nào hay hơn mấy phim trước”. Bà Mai tỏ ra bất ngờ, gọi đây là "kỷ lục".
Dường như trong rất nhiều công việc từng làm, Mạc Can chỉ giữ lại 2 điều: giấc mơ đóng phim và nỗi nhớ nghề viết.
Nghệ sĩ Mạc Can thương nhớ đồng nghiệp, công việc. |
“Ông khi nhớ, khi quên. Vài lần ông kêu tôi soạn đồ cho ông đi diễn. Nếu nhớ phim cổ tích, ông kêu tôi soạn áo dài khăn đóng; còn phim hiện đại, ông kêu tôi soạn âu phục mà mấy thứ ấy có còn đâu. Có lần tự dưng ông hỏi: Hai chú chở tôi về đâu rồi?Tôi không hiểu gì, nhớ hoài mới ra rằng có một lần ông đi đóng phim đã được hai cậu trong đoàn phim chở về nhà. Hóa ra là ông nhớ chuyện xưa. Không hiểu sao ông mê phim đến vậy?
Ông chỉ muốn đóng phim, không cần tiền nong gì đâu. Ông hay đau, mệt nhưng ra đoàn phim vất vả, ồn ào lại vui như được quà! Tôi ước gì có ai đó mời ông đóng phim, vai gì cũng được, như vai người bệnh chẳng hạn…”, bà Mai kể.
Hỏi Mạc Can vì sao buồn? Ông nói: “Buồn vì hổng được vui. Buồn vì không biết được diễn vai gì”, với đôi mắt ướt. Trong khi đó, nếu ông đau đáu được đóng phim thì người ông nhớ nhất lại là nhà thơ Phạm Sỹ Sáu cùng tháng ngày viết văn…
Có lẽ nghệ sĩ Mạc Can mong Tết để con cháu đến thăm. Ông có 2 con gái đều thương cha nhưng nghèo, lấy chồng ở quê rất xa, khó về thăm thường xuyên. Bù lại, ông có 3 người cháu ruột (một người đã mất – PV), vài người cháu họ, đều thương ông nhiều. Họ đưa ông đi bệnh viện, có 1 cháu gái còn ở lại chăm ông.
Bà Mai nói: “Anh em chúng tôi còn mấy người nên tự chăm sóc lẫn nhau. Cả họ không có ai khá giả. Tôi cũng già, 70 tuổi rồi, Yến thì 68 tuổi, chăm ông cực chứ nhưng tôi không nề hà. Yến thương ông vô cùng. Yến hay nói tôi: Anh Ba không còn sống bao lâu, chị em mình chăm anh.Cô Yến không có gia đình, mỗi ngày đều đi vắt sổ khăn sữa em bé cho một doanh nghiệp kiếm thêm thu nhập.
Ông là người thân của mình thì tôi chăm, không thì bỏ cho ai giờ? Ông hiền lắm, xưa giờ vẫn hiền khô. Tụi tôi có mấy anh em, bỏ sao đành! Sống nhà Yến cũng thoải mái. Ngoài 3 người còn có thằng em thứ 5 của tụi tôi. Cô Yến thương anh nhiều nên đưa anh về ở”.
Bà Mai kết thúc chia sẻ bằng nụ cười nhẹ nhàng: “Cỡ nào cũng phải chạy tiền lo cho ông chứ biết làm sao! Dù gì, chúng tôi gắn bó với anh cũng cả đời rồi”.
Gia Bảo
Ảnh:Thanh Tùng
Nghệ sĩ Mạc Can - bác Ba Phi của "Đất phương Nam" vui mừng gặp gỡ nghệ sĩ Hồng Vân, MC Lại Văn Sâm, .. trong chương trình "Ký ức vui vẻ".
(责任编辑:Cúp C2)