Cất xe riêng ở nhà cho... lành Hàng năm,ềungườiđểôtôởnhàthuêxecóláiđiduxuânchonhẹđầkqbd iraq anh Trần Huy Hùng (32 tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) cùng nhóm bạn thân thường lên kế hoạch tự lái xe đi lễ chùa kết hợp du xuân tại các địa điểm ở miền Bắc. Năm nay, anh và các bạn đã bàn bạc quyết định đi Lào Cai trong 2 ngày cuối tuần. Nhưng điểm khác biệt là cả nhóm 9 người thống nhất cất hết ô tô riêng ở nhà và chỉ thuê một chiếc xe 16 chỗ ngồi cho chuyến đi. "Chúng tôi đi du xuân thường kết hợp ăn uống khám phá đặc sản địa phương và giao lưu một vài chén rượu. Nếu tự lái xe như mọi năm sẽ không an toàn và nguy cơ bị CSGT xử phạt rất cao, còn nếu mấy ông được phân công lái xe không uống gì thì lại mất vui cả nhóm. Thế nên chúng tôi quyết định thuê 1 xe có lái cho tất cả cùng lên, vừa vui vẻ khoẻ người lại an toàn", anh Hùng chia sẻ. Sau chuyến đi, anh Hùng thanh toán cho nhà xe tất cả 4,5 triệu đồng, trung bình mỗi người chỉ hết 500 nghìn. Trong khi đó, nếu đi 2 chiếc xe cá nhân với cung đường như vậy, tiền xăng dầu và phí đường bộ các loại cũng rơi vào gần 2 triệu đồng cho mỗi xe. Tính ra việc thuê xe không đắt hơn so với tự đi xe nhà là mấy. Cũng "cất" ô tô ở nhà khi có việc đi xa, anh Nguyễn Tiến Lợi (39 tuổi ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) kể, vào cuối tuần trước, anh cùng bố mẹ, vợ và hai con về quê nội Ninh Bình dự đám cưới. Nếu dùng chiếc Hyundai Grand i10 của gia đình cũng không quá chật, nhưng anh Lợi quyết định thuê một chiếc xe 7 chỗ kèm luôn lái xe cho "nhàn". "Ăn cưới ở quê khó tránh được việc bị chúc rượu, rồi còn gặp người nọ người kia. Dù có thể lấy lý do phải lái xe để từ chối nhưng lâu ngày mới có dịp về quê mà không uống chút nào với các chú các bác thì mất vui, thế nên tôi thuê xe có lái là sáng suốt. Xe có sẵn người cầm lái, xe lại rộng rãi, đến lúc về Hà Nội lên xe là ngủ, vừa vui vừa khoẻ người", anh Lợi kể. Theo anh Hùng, anh Lợi, hiện nay lực lượng CSGT làm rất chặt về nồng độ cồn cũng như phạt nguội. Do đó, nếu đi chơi, du xuân đông người thì rất nên thuê xe có lái, vừa yên tâm ăn uống lại không gặp phải những rủi ro như bị CSGT kiểm tra, phạt nguội hay va chạm giao thông,... Dân lái xe dịch vụ hoạt động hết công suất Khảo sát của PV VietNamNet cho thấy, tháng Giêng âm lịch chính là thời gian cao điểm nhất của dịch vụ cho thuê xe có lái tại Hà Nội. Các dòng xe được chuộng nhất là xe 7 chỗ và xe khách 16-24 chỗ ngồi. Tại một địa chỉ chuyên cho thuê xe du lịch tại quận Cầu Giấy, hơn 20 đầu xe tại đây gần như kín lịch, đặc biệt là vào các ngày cuối tuần. Với mẫu xe chủ lực như Ford Transit, giá thuê gồm cả lái xe dao động từ khoảng 13-15 nghìn đồng/km chưa bao gồm phí đường bộ; nếu đi các cung đường xa và nhiều ngày có thể thoả thuận thêm. "Từ Tết đến nay, nhu cầu của người dân thuê xe để đi chơi, du xuân tăng cao. Xe đời mới bây giờ rất sạch sẽ, rộng rãi. Có tài xế cứng thì khách sẽ không phải lo cầm lái khi đi những cung đường lạ và cũng không lo bị CSGT phạt. Có đoàn chỉ 5-6 người cũng thuê hẳn xe 16 đi cho thoáng với chi phí không hơn nhiều so với xe 7 chỗ", anh Huy - chủ cơ sở này nói. Anh Vũ Văn Thanh là lái xe của một doanh nghiệp FDI tại quận Nam Từ Liêm những ngày này cũng bận rộn hơn. Cuối tuần, thay vì nghỉ ngơi, anh Thanh nhận chạy xe thêm cho một cơ sở thuê xe tự lái ở gần nhà để kiếm thêm thu nhập. "Trước đây khách hàng chỉ thuê xe tự lái, nhưng giờ nhiều người yêu cầu cần thêm cả lái xe nên cứ cuối tuần là tôi lại được anh chủ gọi đi làm. Khách đầu năm chủ yếu đi lễ, du xuân ở các tỉnh phía Bắc như Phú Thọ, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Ninh Bình,... Chở mọi người đi như vậy đầu óc cũng thư thái, không quá áp lực, mà mỗi ngày còn bỏ túi được 700-800 nghìn", anh Thanh kể. Vị tài xế này cũng nhận định: "Ra Tết, lái xe chuyên nghiệp như chúng tôi làm không hết việc. Một phần vì nhu cầu đi du xuân, lễ chùa,... tăng mạnh, nhưng phần lớn do khách sợ dính nồng độ cồn, chẳng may "nhấp môi" chén rượu rồi bị CSGT phạt sẽ dông cả năm nên thuê thêm lái xe vừa yên tâm, lại vẫn thoải mái ăn uống ngủ nghỉ". Bạn có góc nhìn hoặc trải nghiệm nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn! Lái xe trên cao tốc, sao cứ phải 'ôm' làn bên trái cho khổ?Mỗi khi lái xe trên đường cao tốc có 2-3 làn, tôi thường chọn đi làn giữa, vì đơn giản đó là nơi an toàn nhất. Trừ lúc vượt xe, chả tội gì phải "ôm" làn bên trái cho khổ. |