欢迎来到PhongThuyBet

PhongThuyBet

Sức mạnh của con số 0_bđ trực tiếp

时间:2025-01-26 17:49:59 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)

Thưa đồng chí,ứcmạnhcủaconsốbđ trực tiếp theo đồng chí sức mạnh của doanh nghiệp khởi nghiệp nằm khía cạnh nào?

- Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nhớ thời kỳ khởi nghiệp của Viettel. Trong tay hầu như không có gì. Nhân sự có khoảng chưa đến 100 người, tổng tài sản cỡ khoảng 2 tỷ đồng, không phải là tiền mặt mà được vật chất hoá bằng mấy cái ô tô cũ, cái nhà hai tầng. Tôi nghĩ rằng, đã gọi là khởi nghiệp thì trong tay gần như chẳng có gì cả. Thậm chí, chúng ta phải bán đi cả cái xe máy của mình, bán đi đến cả chiếc áo vest cuối cùng để có tiền khởi nghiệp. Nhưng có lẽ, chỉ khi ấy chúng ta mới xả thân. Các tỷ phú của thế giới như: Bill Gates, Steve Jobs thành công từ nguồn tiền khởi đầu của mình. Sau 1 năm, khi mà chúng ta đã hình thành ý tưởng, lộ ra khả năng rồi thì có thể tìm kiếm nguồn vốn. Tôi nghĩ nguồn quỹ cho khởi nghiệp chỉ nên dành cho những người chiến thắng, tức là những người đã cụ thể hóa ý tưởng thành sản phẩm, dịch vụ có khả năng vào thị trường.

Tôi thường nghĩ nhiều về việc: Số nào là số to nhất? Chúng ta cứ nghĩ rằng, số 0 là bé nhất, nhưng thực ra đó là số to nhất vì nó chia được cho tất cả các số, tức là nó chứa được tất cả các số. Khi khởi nghiệp, của cải vật chất chưa có gì, nhưng chúng ta phải có một ý tưởng độc đáo, ấy là sức mạnh lớn nhất. Sức mạnh thứ 2 là chúng ta xuất thân từ một nước còn nghèo khó. Sự nghèo khó ấy tạo ra khát vọng vươn lên rất lớn. Chúng ta chưa có gì thì phải xả thân. Các nước giàu, các nước phát triển khó có thể có được sức mạnh ấy. 

Phải chăng vì thế mà đồng chí luôn muốn toàn bộ hệ thống Viettel mang tinh thần khởi nghiệp?

- Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng: Nhà Phật có lý thuyết về xả bỏ. Tri thức mà chúng ta đã dùng đến một lúc nào đó cũng sẽ trở thành chướng ngại ngăn chúng ta đi tiếp. Ví dụ như chúng ta đọc một cuốn sách thấy hay quá, liền mang theo, khi gặp 10 cuốn sách hay nữa cũng lại mang theo. Nếu có 100 cuốn sách thì chúng ta không đi nổi nữa. Cách tốt nhất là hãy bỏ những cuốn sách đó đi, chỉ giữ lại tinh thần của nó và tìm những cuốn sách mới để nạp thêm những tri thức mới.

Ở Viettel, chúng tôi cũng luôn tìm cách để xả bỏ, để mình luôn luôn là số 0, từ đó, làm mới mình và khởi tạo những việc mới. Năm 2006, khi Viettel đang bắt đầu thành công ở thị trường trong nước thì chúng tôi quyết định đi ra nước ngoài-khởi đầu từ số 0. Năm 2013, khi chúng tôi đã bắt đầu khẳng định được chiến lược và con đường đi của mình ở thị trường nước ngoài thì Viettel lại khởi tạo một cuộc chơi mới là công nghệ thông tin (CNTT). Giờ nguồn lực CNTT của Viettel đã lớn mạnh. Bây giờ, Viettel lại đang sản xuất thiết bị viễn thông. Năm 2016, Viettel sẽ cho ra trạm BTS 4G do chính kỹ sư của chúng tôi sản xuất. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có một thiết bị hạ tầng viễn thông của người Việt Nam nghiên cứu và sản xuất chế tạo ở Việt Nam. Viettel cũng đã tham gia vào công nghiệp quốc phòng, đã sản xuất và cung cấp toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc cho lục quân, và sắp tới sẽ làm chủ và sản xuất toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc cho hải quân và không quân. Viettel có ước mơ nghiên cứu vũ khí công nghệ cao để góp phần bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy là, với việc khởi tạo những việc mới, tìm ra những không gian mới, Viettel lúc nào cũng là số 0. Mỗi khi bắt đầu từ số 0 thì chúng tôi luôn nghĩ tới tinh thần khởi nghiệp của mình ngay từ những ngày đầu, đó là: Lăn xả, không ngại khó, không ngại khổ, quyết tâm làm đến cùng. Những doanh nghiệp viễn thông như Viettel muốn tăng trưởng thì cần phải tìm ra những việc mới, tạo ra những giá trị mới cho khách hàng, phải nghĩ khác về việc mình đang làm, nghĩ khác so với những gì mình đã từng nghĩ.

Đồng chí có thể gợi ý hướng đi tốt nào cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hay không?

- Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi chỉ nói trong lĩnh vực viễn thông, CNTT, các doanh nghiệp cần phải thấy mình may mắn khi khởi nghiệp đúng vào lúc ngành viễn thông có một thay đổi lịch sử. Đây là cơ hội 100 năm mới có một lần. Bởi trong hơn một thế kỷ qua, ngành viễn thông không có gì thay đổi. Chúng ta khoác cho nó một cái mũ là công nghệ cao nhưng thực chất việc chính là đi đào đường, chôn cáp, rồi xây mấy cái cột ăng ten. Thiết bị chủ yếu là đi mua, từ tổng đài, trạm BTS… Đây là một trong các ngành cũ kỹ nhất. Nhưng bây giờ viễn thông không còn là viễn thông nữa, doanh thu từ miếng bánh chính là thoại và nhắn tin (SMS) đang bị các doanh nghiệp sử dụng công nghệ OTT lấy mất. Thứ quan trọng nhất bị lấy đi mới khiến cho chúng ta thay đổi được.

Tôi thấy xung quanh chúng ta có rất nhiều việc để làm. Hãy bắt đầu từ nỗi đau của chính mình. Chẳng hạn như vấn đề tắc đường của Hà Nội. Nếu chúng ta có thể viết được một phần mềm để thay đổi thời gian đèn xanh, đèn đỏ phù hợp với lưu lượng người đi qua từng ngã tư để không gây ùn ứ thì cuộc sống sẽ dễ chịu hơn. Những phần mềm như vậy, các nhà mạng với nhân sự cồng kềnh và các quy trình cứng nhắc sẽ rất khó có thể cạnh tranh với sự nhanh nhẹn, linh hoạt của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Công ty sáng tạo tốt nhất là công ty dưới vài chục người.

Nếu chúng ta len lỏi được vào mọi ngõ ngách đời sống xã hội như vậy thì doanh thu của ngành viễn thông không chỉ là 3-4% GDP như hiện nay đâu, nó sẽ phải là 10%. Đây cũng chính là một cơ hội cho đất nước Việt Nam của chúng ta thông minh hơn, thậm chí có thể vượt cả Mỹ. Nghe thì có vẻ buồn cười.Nhưng các bạn có biết rằng, trong nhiệm kỳ của mình, tổng thống Obama chỉ đặt mục tiêu đưa được Internet đến 15.000 trường học, còn ở Việt Nam, Viettel đã đưa được internet băng rộng đến hơn 30.500 trường và miễn phí hoàn toàn.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: