Sống thử có thể đặt dấu chấm hết cho tình yêu nếu cả hai không nỗ lực vì nhau. Ảnh: cosmopolitan. |
Ngày càng nhiều người trẻ quyết định sống chung trước hôn nhân. Xét trên nhiều khía cạnh,điềunênbiếttrướckhiquyếtđịnhsốngthửkết quả bóng anh đây là cách tiết kiệm tài chính nhưng lại đi kèm với nhiều rủi ro khó lường trước.
Sống thử là bước đệm để tiến xa hơn trong mối quan hệ, nhưng cũng có thể là “nấm mồ” của tình yêu đôi lứa. VICENewsđưa ra 6 lời khuyên mà các cặp đôi nên nằm lòng trước khi quyết định về chung một nhà.
Chấp nhận thay đổi và tôn trọng khác biệt
Nếu bạn tự huyễn hoặc rằng không có gì thay đổi, rằng các bạn chỉ đang yêu “gần” hơn thì rất có thể, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi sống chung. Nhưng nếu cởi mở và chấp nhận những khác biệt, tình yêu sẽ đưa cả hai đến gần nhau hơn.
Việc cuối tuần bạn làm gì, thực đơn bữa tối ra sao, hay mời ai đến nhà gần như không còn là quyết định của cá nhân nữa. Đó cũng là lúc bạn cần phải quan tâm đến mong muốn của người bạn cùng nhà.
Bạn cũng có thể bắt đầu cảm thấy ám ảnh những bài nhạc mà nửa kia yêu thích hay thậm chí ghét tiếng thở đều đều mỗi khi ngủ của đối phương, thứ mà bạn từng dành cả đêm để lắng nghe và nghĩ đủ mọi chiêu trò để chọc phá.
Hãy nhớ rằng mọi người, và ngay cả chính bạn, đều có những khuyết điểm. Bạn hoàn toàn có thể phàn nàn hay góp ý bất cứ điều gì, nhưng cần tôn trọng sở thích và thói quen của đối phương.
Ngồi lại và nói chuyện về những điều cả hai cần thay đổi là chìa khoá để giải quyết những ấm ức và cãi vã khi sống chung. Ảnh: The List. |
“Điều quan trọng là phải giao tiếp. Việc dành nhiều thời gian hơn cho nhau và thích nghi với thói quen của nhau rất cần giao tiếp và thỏa hiệp”, Ellie Turner, tư vấn viên, diễn giả của TEDx chia sẻ.
Thiết lập quy tắc
Ngay cả khi đã sống cùng một nhà, bạn cũng cần đặt ra ranh giới giữa những việc được làm và không được phép làm. Đây còn là cách thể hiện nhu cầu, cảm xúc và giúp người kia hiểu bạn muốn được đối xử như thế nào.
Không tự ý kiểm tra điện thoại của nhau hay không quan hệ tình dục khi chưa sẵn sàng là những quy tắc thường được các cặp đôi áp dụng.
Để làm được điều này, theo Turner, hãy cởi mở và trung thực với cảm xúc của mình. “Những khó chịu không được nói ra rất dễ dẫn đến oán giận. Chúng ta không thể mong đợi mọi người sống theo cách mình muốn. Điều cần làm là phải tôn trọng lẫn nhau và nói ra nhu cầu thay vì chờ đợi người khác phải hiểu mình”.
Phân chia tài chính
Phân chia tài chính minh bạch giúp các cặp đôi cảm thấy được chia sẻ và có trách nhiệm hơn.
Nếu một người phải chịu hết tất cả chi phí, hoặc chịu nhiều hơn, đến một lúc nào đó, họ có thể mệt mỏi và cảm thấy mình "phải gánh vác" trong mối quan hệ.
Brad Thomas, giám đốc kinh doanh, người mới chuyển đến sống cùng bạn gái, cho biết: “Trước đây tôi sống một mình. Việc chuyển đến ở cùng nhau sẽ có lợi hơn cho tôi về mặt tiền bạc, vì vậy tôi rất vui vẻ khi trả nhiều tiền thuê nhà hơn cô ấy. Các hóa đơn thường được chia 50-50, nhưng chúng tôi xem xét sự chênh lệch trong thu nhập để làm cho nó cân bằng. Ví dụ, tôi thanh toán bữa tối thì cô ấy sẽ trả tiền đồ ăn nhẹ sau đó”.
Phân chia tài chính không rõ ràng, hợp lý có thể gây ra nhiều căng thẳng khi sống thử. Ảnh: Verywell Mind. |
Lời khuyên cho các cặp đôi muốn sống thử là hãy thống nhất và phân chia mọi thứ ngay từ đầu.
Tiền thuê nhà, hoá đơn điện nước và vô số các chi phí phát sinh khác sẽ là một bài toán tài chính khó nhằn nhưng thiết thực, đặc biệt là với các cặp đôi trẻ tuổi và có tài chính hạn hẹp.
Chia sẻ việc nhà
Chia sẻ công việc nhà là nỗi ám ảnh của nhiều cặp đôi ngay cả khi họ đã kết hôn.
Bạn sẽ có cảm giác như cả hai đang nỗ lực để xây dựng và vun đắp cho tổ ấm nhỏ, với điều kiện là từng công việc được phân chia một cách cụ thể và thông minh.
Hai người có thể liệt kê chi tiết từng nhiệm vụ và lựa chọn kiểu phân chia luân phiên. Nhưng Abi Herbert, chuyên gia PR đến từ Anh, đã rút ra một cách chia sẻ việc nhà khá thú vị sau khi sống thử cùng bạn trai một thời gian: phân chia theo năng lực và sở thích của mỗi người.
“Tôi ghét lấy túi rác ra khỏi thùng. Anh ấy làm việc đó thay tôi và tôi sẽ làm những thứ khác. Thay vì luân phiên nhau, chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm về một số việc. Điều đó giúp giảm thiểu những cuộc cãi vã vì ít khi quên rằng mình đang đến lượt phải làm gì”, Herbert chia sẻ.
Dành thời gian ở một mình
Sống cùng một nhà không có nghĩa là các bạn phải ở bên nhau mọi lúc. Điều này có thể khiến mỗi người cảm thấy ngột ngạt.
Đôi khi, không nhìn thấy nhau lại là chất xúc tác khiến cả hai thêm gắn kết và mặn nồng.
Từ những trải nghiệm cá nhân, Herbert chia sẻ với VICE: “Tôi đã yêu xa một năm trước khi chuyển đến ở cùng nửa kia, thời gian yêu xa thực sự rất tuyệt. Khi về chung một nhà, lúc đầu, chúng tôi tưởng nên làm mọi thứ cùng nhau, nhưng thực tế điều này hoàn toàn không tốt cho tinh thần. Chúng tôi bắt đầu tách nhau ra và dần đạt được sự cân bằng giữa riêng và chung”.
Cả bạn và người ấy đều cần không gian riêng, ngay cả khi đã về chung một nhà. Ảnh: Bankrate. |
Ngay cả khi đang sống chung, bạn hoàn toàn có thể qua nhà bạn thân, xem TV một mình ở phòng khách hay trốn trong phòng đọc hết cuốn tiểu thuyết yêu thích.
Đừng để bị đánh lừa rằng bạn không thể xa người yêu quá 24h. Bạn xa gia đình khi đi học, đi làm và vẫn sống một cuộc đời độc thân vui vẻ trước khi biết yêu.
Đôi lúc, bạn cần được riêng tư và nửa kia cũng vậy.
Chuẩn bị cho mọi tình huống
Thực tế cho thấy nhiều mối quan hệ bị rạn nứt bởi những tình huống bất ngờ, đặc biệt ở giai đoạn nhạy cảm như sống thử.
Mang thai ngoài ý muốn, bố mẹ cấm cản việc ở chung hay bất ngờ phải chuyển chỗ ở là những tình huống mà cả hai có thể gặp phải.
Người ta thường tránh nói về những điều không hay nhưng khi phải đối mặt, họ lại hối tiếc vì đã không tính đến khả năng này.
“Đó là về việc có các khoản tiết kiệm khẩn cấp và các phương án nếu mọi việc không như ý muốn”, Turner chia sẻ.
Thẳng thắn nói về những biến cố có thể xảy ra và bàn bạc giải pháp tuy không mấy lãng mạn, nhưng có thể giúp cả hai tự tin hơn khi sống thử.
Quyết định sống chung một nhà là bài kiểm tra đánh giá mức độ gắn kết trong tình yêu. Nhưng sống thử thế nào cho hoà hợp còn phụ thuộc vào khả năng giải quyết tình huống của mỗi người.
Theo Zing
(责任编辑:Cúp C1)