Diễn đàn có chủ đề “Phát triển những kỹ năng thiết yếu cho thanh niên Việt Nam” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Bộ Ngoại giao Việt Nam chủ trì,ườilaođộngsẽrasaosauđạidịdư đoán bong da phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức theo hình thức trực tuyến, đã thu hút nhiều chuyên gia trong và ngoài nước quan tâm.
Người lao động bị ảnh hưởng"kép"
Tại Việt Nam, Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến lực lượng lao động. Ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (GDNN) dẫn chứng theo Tổng cục Thống kê quý II/2021: Lực lượng lao động Việt Nam từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 51,1 triệu người, nhưng có tới 12,8 triệu người bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như: Mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập...Chiếm hơn 25% lực lượng lao động.
“Đứng trước tác động của đại dịch Covid-19, thị trường việc làm đang trải qua một sự thay đổi lớn”, ôngSrinivas B Reddy, Giám đốc toàn cầu về kỹ năng và việc làm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) phát biểu tại diễn đàn.
Theo ông Srinivas, đại dịch Covid-19 buộc con người phải thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Mặc dù là cơ hội cho người trẻ tuổi được tiếp cận với nền giáo dục tốt hơn, nhưng cũng gây tác động tiêu cực đối với những nghề cần đòi hỏi tay nghề.
Còn theo nghiên cứu của ông Till Alexander Leopold, Giám đốc Trung tâm Tầm nhìn tiên phong, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Covid-19 khiến hơn 80% công ty phải đẩy mạnh chuyển đổi số và chuyển sang làm việc từ xa, gia tăng tự động hóa lên 50%.
Ông TillAlexanderdự đoán, những công việc sẽ gia tăng trong tương lai gắn liền với khoa học – công nghệ như: Phân tích dữ liệu và khoa học, trí tuệ nhân tạo và chuyên gia máy móc, chuyên gia dữ liệu, chuyên gia marketing và chiến lược số... Trong khi những công việc bị giảm nhu cầu tuyển dụng bao gồm: Thư ký nhập dữ liệu, thư ký hành chính, kế toán, công nhân lắp ráp...
Trước tình hình thực tế và dự kiến về sự thay đổi đối với lực lượng lao động trong tương lai, tất cả các đại biểu tham dự trong diễn đàn đều nhất trí cho rằng, người lao động, bao gồm cả lao động Việt Nam cần phải nâng cao tay nghề để có thể thích nghi với sự thay đổi của xã hội.
Người lao động cần nâng cao những kỹ năng nào?
Ông TillAlexanderđánh giá 10 kỹ năng thuộc 4 nhóm kỹ năng mà mọi lao động nên có, để phù hợp với nhu cầu trong tương lai như:
Diễn đàn trực tuyến về Tương lai việc làm trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và Cách mạng công nghiệp 4.0. (Ảnh: Chụp màn hình) |
Kỹ năng nhìn nhận, giải quyết vấn để(Tư duy phân tích và đổi mới; Giải quyết các vấn đề phức tạp; Tư duy phản biện và phân tích; Sáng tạo, độc đáo và chủ động; Lập luận, giải quyết vấn đề và hình thành ý tưởng); Năng lực tự quản lý(Chiếc lược học tập và tích cực học tập; Khả năng phục hồi, chịu đựng căng thẳng và sự linh hoạt); Nắm bắt tâm lý xã hội; Sử dụng và ứng dụng công nghệ(Sử dụng, giám sát và kiểm soát công nghệ; Thiết kế và lập trình công nghệ).
Trong khi đó, đại biểu của Việt Nam, ông Nguyễn Chí Trường chia kỹ năng của người lao động thành 3 mức độ.
Mức độ cơ bản nhất thuộc nhóm năng lực cơ bản, bao gồm những năng lực áp dụng để làm việc nói chung không dành riêng cho một nghề hoặc một ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhóm năng lực nền tảng gồm những năng lực bắt buộc phải có khi làm việc trong một ngành công nghiệp cụ thể. Còn mức độ cao nhất là nhóm năng lực chuyên môn(cốt lõi), gồm những năng lực cần thiết của nghề mà một cá nhân cần có để được thừa nhận là có năng lực tại một cấp độ cụ thể.
Trong đó, nhóm năng lực cơ bản gồm 6 chỉ tiêu: Ứng xử nghề nghiệp; Thích nghi nghề nghiệp; Sử dụng công nghệ thông tin; An toàn lao động; Rèn luyện thân thể và Đạo đức nghề nghiệp. Theo ông Trường, đây là nhóm đánh giá tính chuyên nghiệp, linh hoạt, sáng tạo, công bằng, dân chủ, văn minh và hội nhập.
Làm thế nào để nâng cao kỹ năng cho người lao động Việt Nam?
Chia sẻ tại diễn đàn, ông Nguyễn Chí Trường đã đưa ra 7 giải pháp nhằm phát triển kỹ năng lao động của Việt Nam như sau:
Thứ 1, xây dựng hệ thống chính sách, hành lang pháp lý đảm bảo tăng cường phát triển kỹ năng cơ bản, nền tảng cho người lao động trẻ.
Thứ 2, định vị mục tiêu GDNN trên cơ sở “kỹ năng và năng lực hành nghề của người học vừa là động lực, vừa là mục tiêu của quá trình đào tạo”, đáp ứng nhu cầu việc làm chuẩn mực, bền vững.
Thứ 3, xây dựng mô hình kết nối giữa cơ sở đào tạo, cơ sở GDNN và doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng cung – cầu về lao động, giảm thiểu chênh lệch và thiếu hụt kỹ năng.
Thứ 4, xây dựng lộ trình phát triển và con đường học tập suốt đời, thăng tiến nghề nghiệp cho người lao động,dựa vào kỹ năng và năng lực nghề nghiệp theo 2 lộ trình cơ bản (khung trình độ quốc gia và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia (KNNQG), dưới 3 hình thức chủ yếu (nỗ lực tại nhà trường; nỗ lựctại nơi làm việc và tự thân phát triển) hoặc kết hợp cả 3.
Thứ 5, tăng cường quản lý nhà nước và nâng cao năng lực hệ thống đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ KNNQG đảm bảo gia tăng độ tin cậy, tính hiệu lực, hiệu quả đối với chứng chỉ KNNQG của người lao động và người sử dụng lao động (các doanh nghiệp) nhằm nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, tăng nhanh tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ thông qua đánh giá, công nhận trình độ kỹ năng nghề quốc gia.
Thứ 6, đề xuất chính sách thuế đào tạo hoặc hình thành quỹ để đảm bảo nguồn lực tài chính cho phát triển GDNN và kỹ năng, năng lực hành nghề cho người lao động.
Thứ 7, tập trung thực hiện chuyển đổi số và xây dựng các nền tảng ứng dụng CNTT để thực hiện đồng bộ các ưu tiên và đột phá nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam.
Khánh Hòa
Đó là khẳng định của một đại biểu tại buổi đối thoại về hướng nghiệp dựa vào kỹ năng trong thời kỳ mới diễn ra tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội chiều ngày 5/10.