Chính thức khai mạc ITU Digital World 2021 (bài chờ xuất bản)_kết quả giải bóng đá ngoại hạng
作者:Thể thao 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-15 23:54:30 评论数:
19h hôm nay,ínhthứckhaimạcITUDigitalWorldbàichờxuấtbảkết quả giải bóng đá ngoại hạng 12/10/2021, Bộ TT&TT Việt Nam và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) chính thức khai mạc Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2021). Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2021 sẽ bao gồm các hoạt động triển lãm trực tuyến và diễn đàn trực tuyến.
Cụ thể tại triển lãm trực tuyến, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ trình diễn những gian hàng trực tuyến 2D và 3D, trưng bày sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số của doanh nghiệp, các gian hàng quốc gia. Các gian hàng được duy trì trong 1 tháng từ ngày 12/10 đến 12/11/2021.
Tham dự sự kiện này có ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số; ông Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ông Houlin Zhao, Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế.
(Toàn cảnh lễ khai mạc sự kiện. Thực hiện: Truyền hình VietNamNet)
Phát biểu tại ITU Digital World 2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, 50 năm qua, cộng đồng viễn thông và CNTT thế giới đều hướng về một sự kiện thường niên, do Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU tổ chức, đó là Hội nghị và Triển lãm Viễn thông thế giới. Các cơ quan quản lý và doanh nghiệp ICT toàn cầu tập trung tại đây để thảo luận chính sách, chiến lược, các sáng kiến, giải pháp phát triển hạ tầng, phổ cập dịch vụ, thúc đẩy hợp tác, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa 193 các nước thành viên của ITU.
Sự kiện được tổ chức lần đầu tiên là năm 1971 tại Geneva (Thuỵ Sĩ). Và hôm nay, chúng ta có mặt ở đây, tại Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam để chứng kiến lần thứ 50 của sự kiện danh giá này.
ITU đồng ý với sáng kiến của Việt Nam, là đổi tên sự kiện, từ Hội nghị và Triển lãm Viễn thông Thế giới thành Hội nghị và Triển lãm Thế giới số. |
Cách đây 1 năm, tức là năm 2020, ITU đã đồng ý với sáng kiến của Việt Nam đổi tên gọi của sự kiện, từ Hội nghị và Triển lãm Viễn thông Thế giới thành Hội nghị và Triển lãm Thế giới số. Sự đổi tên sau 48 năm tồn tại cũng đi theo sự thay đổi nội hàm của sự kiện, đó là sự hội tụ của viễn thông với CNTT và công nghệ số. Và cũng chính vì sự hội tụ này mà từ năm ngoái, số lượng Bộ trưởng và lãnh đạo các doanh nghiệp ICT toàn cầu tham dự sự kiện đã tăng gần 3 lần. Năm nay, sự kiện có sự tham gia của 158 nước, 32 Bộ trưởng, 8 Thứ trưởng và 90 diễn giả từ các tổ chức quốc tế, tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: "Sự đổi tên sau 48 năm tồn tại cũng đi theo sự thay đổi nội hàm của sự kiện, đó là sự hội tụ của viễn thông với CNTT và công nghệ số". Ảnh: Lê Anh Dũng |
"Gần 2 năm qua, Covid-19 đã tạo ra cho chúng ta rất và rất nhiều khó khăn, thách thức. Covid rồi cũng sẽ qua đi sớm hay muộn. Nhưng quan trọng là ai sẽ tận dụng được cơ hội mà Covid mang lại, ai sẽ là người thích ứng nhanh, kịp thời thay đổi để vượt lên với sức sống mạnh mẽ hơn. Trong tiến trình này, điều cốt yếu là nhanh chóng chuyển mọi hoạt động lên môi trường số. Với chuyển đổi số thì một tháng Covid có thể bằng cả chục năm. Chính vì thế, sự kiện năm nay vẫn tiếp tục chủ đề Chung tay xây dựng Thế giới số, nhưng tập trung vào các chủ đề con là hạ tầng, truy cập và dịch vụ số nhằm thúc đẩy chuyển đổi số. Hội nghị Bộ trưởng và các hội thảo chuyên đề đều tập trung thảo luận các chính sách, giải pháp để đẩy nhanh chuyển đổi số", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, phát triển nhanh và bền vững thì giải pháp phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay là phát triển số. Các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng tập trung chủ yếu cho phát triển số. Đổi mới sáng tạo thì cũng chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế số và xã hội số. Phát triển số có thể coi là sự phát triển chủ đạo của nửa đầu thế kỷ 21. Việt Nam và các nước thành viên của ITU cam kết cùng nhau thúc đẩy hợp tác với trọng tâm là chuyển đổi số, thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia.
Ông Houlin Zhao, Tổng thư ký ITU: "Thành tựu về công nghệ và chuyển đổi số của Việt Nam là hình mẫu lớn cho khu vực và thế giới". |
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Houlin Zhao, Tổng thư ký ITU cảm ơn Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà tài trợ đã nỗ lực để tổ chức sự kiện ITU Digital World 2021 thành công. Ông cũng cảm ơn Bộ trưởng Việt Nam đã có sáng kiến đổi tên sự kiện từ Hội nghị và Triển lãm Viễn thông Thế giới thành Hội nghị và Triển lãm Thế giới số.
Theo Tổng thư ký ITU, thành tựu về công nghệ và chuyển đổi số của Việt Nam là hình mẫu lớn cho khu vực và thế giới. năm nay là năm đặc biệt, kỷ niệm 50 năm sự kiện của ITU Telecom. Các sự kiện của ITU Telecom suốt thời gian qua đã góp phần tạo ra những biến đổi đáng kinh ngạc, từ sự nổi lên của Internet, các mạng không dây hay công nghệ mới như 5G, trí tuệ nhân tạo. Các sự kiện IT tạo cho các doanh nghiệp tiếng nói để trình diễn những thành tựu của họ. Cách đây 50 năm, các lãnh đạo đã tham gia dự sự kiện ITU đầu tiên tại Geneva. Ông Zhao nhắc tới việc Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela từng phát biểu tại sự kiện ITU Telecom năm 1995, trong đó ông nhắc tới hố ngăn cách giữa những người giàu và nghèo thông tin. Bất chấp những nỗ lực và thành tựu công nghệ của thế giới, khoảng cách giữa người giàu có thông tin và những người không có thông tin vẫn tồn tại. Ông bày tỏ hy vọng sự hợp tác giữa các chính phủ và doanh nghiếp khắp thế giới sẽ xóa bỏ được cách biệt này.
Ông Zhao khẳng định tầm quan trọng của băng thông rộng cũng như cách làm sáng tạo nhằm cải thiện kỹ năng số, giảm thiểu bất bình đẳng về số là một trong những vấn đề gợi mở được thảo luận. Từ nay đến tháng 2, ITU sẽ mời các lãnh đạo doanh nghiệp tới chia sẻ kinh nghiệm. Ông hy vọng, hợp tác công - tư và sự hợp tác của tất cả sẽ giúp đạt được kết nối toàn cầu từ nay tới năm 2030. "Đây là thời khắc hướng tới tương lai và cam kết xây dựng thế giới số cùng nhau. Cùng nhau chúng ta sẽ đẩy nhanh chuyển số cho mọi người", ông Zhao nói.
Khai mở giá trị của chuyển đổi số, công nghệ số
Trong phát biểu khai mạc sự kiện ITU Digital World 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sự kiện này sẽ góp phần khai mở các giá trị của chuyển đổi số, công nghệ số để phát triển nền kinh tế số hợp tác và chia sẻ, vì lợi ích và sự tiến bộ của người dân ở tất cả các quốc gia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Chuyển đổi số là hướng đi đúng đắn, góp phần phục hồi kinh tế với sức khoẻ và sự an toàn của người dân được đặt lên hàng đầu" |
“Thế giới đang trải qua những biến động nhanh chóng, sâu sắc chưa từng có, đặc biệt do những tác động của đại dịch Covid-19. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và quá trình chuyển đổi số trên toàn cầu đặt ra cả cơ hội và thách thức đối với các quốc gia. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là chuyển đổi số là hướng đi đúng đắn, vừa đảm bảo trạng thái hoạt động bình thường trên không gian số, vừa góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế với sức khỏe và sự an toàn của người dân luôn được đặt lên trên hết và trước hết”, Thủ tướng nhận định.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam chia sẻ, là một quốc gia chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam vẫn được kỳ vọng tăng trưởng trong trung hạn và dài hạn khi mà đại dịch Covid-19 đang từng bước được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm, chính trị xã hội ổn định, những động lực thúc đẩy tăng trưởng được duy trì và đang từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ Việt Nam coi hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu, các nền tảng số quốc gia là yếu tố then chốt và đang nỗ lực tăng tốc lộ trình chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, Chính phủ luôn tin tưởng lực lượng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng đối với việc triển khai thành công tiến trình này; để kinh tế số Việt Nam có thể phấn đấu chiếm 20% tỷ trọng GDP quốc gia vào năm 2025 và phấn đấu 30% vào năm 2030.
“Tôi đánh giá cao việc Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ động, tích cực cùng Liên minh Viễn thông Quốc tế tổ chức sự kiện này trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Tôi đề nghị các tổ chức doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, đồng hành cùng Chính phủ các nước vượt qua khó khăn, chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội”, Thủ tướng nói.
Trước đó, lúc 18h30 ngày 12/10/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp ngài Houlin Zhao, Tổng Thư ký ITU tại Trung tâm Hội nghị quốc tế. Tại buổi tiếp, Thủ tướng hoan nghênh ngài Tổng thư ký có chuyến làm việc tại Việt Nam và tham dự Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2021 – một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp ngài Houlin Zhao, Tổng Thư ký ITU tại Trung tâm Hội nghị quốc tế. |
Việt Nam cũng như nhiều nước thành viên của ITU, đặt ưu tiên cao cho việc khai thác mọi tiện ích của công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân. Để thực hiện mục tiêu này, quá trình nâng cao nhận thức và kỹ năng số của người dân có ý nghĩa quyết định. Việt Nam sẵn sàng cùng ITU khởi xướng và tổ chức triển khai hiệu quả các sáng kiến nâng cao kỹ năng số cho người dân.Thủ tướng chia sẻ, Việt Nam mong muốn ITU tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò điều phối, dẫn dắt các nước, các khu vực tăng cường hợp tác về xây dựng thế giới số, bảo đảm an toàn an ninh mạng. Các nước cũng mong chờ ITU sẽ có những khuyến nghị về khuôn khổ và quy tắc ứng xử trên nền tảng số nhằm bảo vệ lợi ích của các nước thành viên ITU và quyền lợi của người dân, doanh nghiệp.
“Hiện nay, thế giới còn 50% dân số chưa được kết nối Internet. Thu hẹp khoảng cách về kết nối số, kỹ năng số, an toàn số đang là thách thức lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. ITU cần tập trung nguồn lực để hỗ trợ các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển, mở rộng mạng lưới viễn thông, tăng cường khả năng truy cập dịch vụ cho người dân”, Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ và dịch vụ số, đề nghị ITU ưu tiên nghiên cứu đón đầu các vấn đề mới như xu thế ứng dụng và quản lý đối với dịch vụ Internet vệ tinh, các công nghệ AI, blockchain, IoT… khuyến nghị kịp thời các nước thành viên để điều chỉnh, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan.
Nguyễn Thái, Thanh Bình, Ngọc Minh- Ảnh: Lê Anh Dũng
ITU Digital World: Việt Nam kéo thế giới cùng giải bài toán chuyển đổi số
Tại ITU Digital World 2021, Việt Nam đã mang vấn đề chuyển đổi số của Việt Nam ra với thế giới để các Bộ trưởng bàn luận làm thế nào để ICT thúc đẩy chuyển đổi số.