Thấy có người đến thăm,ợbịbỏrơingườiđànôngcâmđiếcliêntụcníuáomẹtrêngiườngbệbóng đá trực tuyến ngoại hạng anh bà Lê Thị Kim Nhung (53 tuổi, ở Ninh Thuận) vội tháo chiếc dây đang buộc cố định tay con trai vào thanh giường bệnh, chỉnh lại tư thế ngay ngắn cho con. Dường như chỉ đợi có vậy, anh Phan Anh Trí (30 tuổi) quờ tay lên mặt, tự tháo ống ăn qua mũi khiến mẹ hốt hoảng. Dù cố gắng giành giật với con nhưng cũng chẳng kịp, bà thở dài: “Nó nhanh lắm, nên tôi thường phải cột tay con lại”. Nhìn bàn tay trái đã bị buộc chặt nhưng vẫn đang mò mẫm tìm góc áo, bàn tay mẹ để nắm, bà Nhung không khỏi xót xa. Con trai sợ bị bà bỏ rơi. Đã mấy ngày nay, từ khi anh Trí tỉnh hơn, bà liên tục phải túc trực cạnh con, không đi xin cơm từ thiện được. Cũng may những thân nhân khác trong phòng ai cũng thương nên giúp bà từng bữa. Anh Trí là con út, cũng là con trai duy nhất của vợ chồng bà Nhung. Dù không may bị câm điếc bẩm sinh nhưng cha mẹ thương yêu, cho đi học ở trường khuyết tật nên anh cũng biết được ít chữ, tính toán cơ bản. Lớn lên lại hiền lành, chịu khó và có sức khỏe nên anh thường được thuê đi phụ hồ, đào giếng… Khoảng tháng 10/2021, anh Trí bị người ta tông xe, chấn thương sọ não nghiêm trọng, phải nhiều lần giành giật sự sống với tử thần. Sau nửa năm ròng điều trị ở nhiều bệnh viện lớn nhỏ từ quê vào tận TP.HCM, trải qua ca phẫu thuật ghép sọ năm ngoái, vợ chồng bà Nhung tưởng con trai đã bình phục, không ngờ chỉ được vài tháng bệnh tình tái phát. Bác sĩ Thái Ngọc Lợi, Khoa Thần kinh sọ não, Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp cho biết, đợt này, anh Trí nhập viện do bị giãn não thất, đã phẫu thuật đặt ống dẫn lưu dịch ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Trước đó, do tình trạng quá nặng nên anh phải nằm hồi sức tích cực, mở khí quản, thở máy. Đến nay, bác sĩ đã giúp anh cai oxy thành công nhưng vẫn chưa thể cai ống mở khí quản. “Anh Trí vẫn bị yếu liệt tứ chi bên phải, tri giác tuy có cải thiện nhưng chưa tỉnh hoàn toàn. Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng thuốc và tập vật lí trị liệu cho bệnh nhân. Dự kiến, nếu bệnh tình tiến triển ổn định thì cũng phải cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 bệnh nhân Trí mới có thể xuất viện”, bác sĩ Lợi cho hay. Gần một năm rưỡi con trai gặp nạn, bà Nhung bỏ hết công việc để đưa con đi khắp các bệnh viện. Bà áng chừng số tiền đã chạy chữa cũng lên tới hơn 300 triệu đồng, phần lớn trong đó là vay mượn, rồi họ hàng, người quen giúp đỡ. Gia đình bà dù ở quê nhưng không có phương tiện canh tác, phải đi làm mướn cho người ta. Công việc nhà nông bấp bênh, chỉ đủ lo cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy toàn bộ tài sản của vợ chồng bà chỉ có căn nhà cấp 4 cũ kĩ. Đợt này anh Trí đi viện, bà Nhung không có một đồng. Cứ mỗi khi bác sĩ yêu cầu đóng viện phí hoặc mua thuốc ngoài là ở quê lại chạy đôn chạy đáo, ấy vậy nhiều khi cũng chẳng vay được ai. Ở bệnh viện chăm sóc con trai, dẫu có lúc kiệt sức muốn ngất xỉu nhưng bà vẫn gồng mình cố gắng. Nhà neo người, chồng bà con bận chăm con gái nhỏ của anh Trí mới 5 tuổi. Mẹ nó đã bỏ đi từ lúc lên 3. “Con bé ngoan và khôn lắm. Chiều nào đi học về cũng gọi điện hỏi thăm ba. Có hôm nhìn thấy ba tự nhiên nó òa khóc, tôi hỏi sao con khóc thì nó nói: “Con thương ba”. Tôi nghe mà đứt ruột gan. Giờ chỉ mong sao có điều kiện để con tôi được điều trị tốt, sớm về nhà”, bà Nhung nghẹn ngào.
|